Trả tiền lương cho người quản lý doanh nghiệp nhà nước phải đáp ứng nguyên tắc gì?

Trả tiền lương cho người quản lý doanh nghiệp nhà nước phải đáp ứng nguyên tắc gì?

Trả tiền lương cho người quản lý doanh nghiệp nhà nước phải đáp ứng nguyên tắc gì?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 52/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung thay thế và bãi bỏ bởi khoản 1, 3 và 8 Điều 2 Nghị định 21/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ 10/04/2024) quy định việc xác định, trả tiền lương, thù lao, tiền thưởng cho người quản lý, kiểm soát viên chuyên trách công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thực hiên theo nguyên tắc sau:

- Tiền lương đối với người quản lý, Kiểm soát viên chuyên trách được xác định và trả lương gắn với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, kết quả quản lý, điều hành hoặc kiểm soát, có khống chế mức hưởng tối đa và bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương của người lao động trong công ty.

- Thù lao đối với người quản lý, Kiểm soát viên không chuyên trách tại công ty được tính theo công việc và thời gian làm việc, nhưng không vượt quá 20% tiền lương của người quản lý, Kiểm soát viên chuyên trách;

Đối với người quản lý, Kiểm soát viên được cử đại diện vốn góp ở nhiều công ty, doanh nghiệp khác thì Khoản thù lao do công ty, doanh nghiệp khác trả được nộp về công ty để chi trả theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ, nhưng tối đa không vượt quá 50% mức tiền lương thực tế được hưởng tại công ty.

Phần còn lại (nếu có) được hạch toán vào thu nhập khác của công ty.

- Quỹ tiền lương, thù lao của người quản lý, Kiểm soát viên được xác định theo năm, tách riêng với quỹ tiền lương của người lao động, do công ty xây dựng và trình chủ sở hữu phê duyệt.

Hàng tháng, người quản lý, Kiểm soát viên được tạm ứng bằng 80% của số tiền lương, thù lao tạm tính cho tháng đó; số 20% còn lại được quyết toán và chi trả vào cuối năm.

- Tiền lương, thù lao của người quản lý, Kiểm soát viên được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh và được thể hiện thành một mục trong báo cáo tài chính hàng năm của công ty.

- Tiền thưởng của người quản lý, Kiểm soát viên được xác định theo năm tương ứng với hiệu quả sản xuất, kinh doanh, kết quả quản lý, điều hành hoặc kiểm soát, được trả một phần vào cuối năm, phần còn lại sau khi kết thúc nhiệm kỳ.

- Đối với trường hợp Chủ tịch công ty kiêm Tổng Giám đốc, Giám đốc thì chỉ được nhận tiền lương của một chức danh cao nhất.

- Tiền lương, tiền thưởng, thù lao của Trưởng ban kiểm soát, Kiểm soát viên xác định theo quy định tại Nghị định 52/2016/NĐ-CP, sau khi trừ khoản phải nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản khác theo quy định của pháp luật để trích nộp cho cơ quan bảo hiểm, công ty nộp cho cơ quan đại diện chủ sở hữu để hình thành quỹ chung và chi trả cho Kiểm soát viên theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Đối với trường hợp Ban kiểm soát của công ty chỉ có 01 Kiểm soát viên theo quy định tại Điều 103 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Kiểm soát viên được hưởng tiền lương, thù lao, tiền thưởng của chức danh Trưởng Ban kiểm soát.

 người quản lý doanh nghiệp

Trả tiền lương cho người quản lý doanh nghiệp nhà nước phải đáp ứng nguyên tắc gì?

Người quản lý doanh nghiệp nhà nước muốn được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cần đáp ứng những tiêu chí nào?

Căn cứ Điều 14 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định, người quản lý doanh nghiệp nhà nước muốn được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì cần đạt được các tiêu chí sau đây:

(1) Kết quả hoạt động của doanh nghiệp: Doanh nghiệp được xếp loại A theo quy định;

(2) Kết quả công tác của cá nhân:

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực;

- Luôn gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp;

- Hoàn thành từ 100% trở lên các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác được giao trong năm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc do nguyên nhân khách quan được cấp có thẩm quyền chấp thuận;

- Hoàn thành tốt việc khắc phục các hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra (nếu có);

- Việc chấp hành, tuân thủ chỉ đạo của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước.

Trường hợp nào người quản lý doanh nghiệp vi phạm nhưng chưa thể xem xét kỷ luật không?

Căn cứ theo Điều 59 Nghị định 159/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định 69/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật
1. Các trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật:
a) Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ chế độ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật được cấp có thẩm quyền cho phép;
b) Đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
c) Là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người có hành vi vi phạm có văn bản đề nghị xem xét xử lý kỷ luật
d) Đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
...

Tuy nhiên, có một số trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước có hành vi lợi dụng vị trí công tác để vụ lợi cá nhân sẽ chưa xem xét kỷ luật nếu người đó thuộc các trường hợp như:

- Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ chế độ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật được cấp có thẩm quyền cho phép;

- Đang trong thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo hoặc đang mất khả năng nhận thức; bị ốm nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

- Là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; là nam giới (trong trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người có hành vi vi phạm có văn bản đề nghị xem xét xử lý kỷ luật;

- Đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Người quản lý doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người quản lý doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải báo trước 120 ngày đúng không?
Lao động tiền lương
Người quản lý doanh nghiệp bị khởi tố thì doanh nghiệp có cần niêm yết công khai tại trụ sở chính không?
Lao động tiền lương
Có trường hợp nào người quản lý doanh nghiệp vi phạm nhưng chưa thể xem xét kỷ luật không?
Lao động tiền lương
Đánh giá, xếp loại chất lượng người quản lý doanh nghiệp nhà nước được thực hiện vào thời điểm nào?
Lao động tiền lương
Nội dung đánh giá chất lượng người quản lý doanh nghiệp nhà nước gồm những gì?
Lao động tiền lương
Trả tiền lương cho người quản lý doanh nghiệp nhà nước phải đáp ứng nguyên tắc gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Người quản lý doanh nghiệp
4,228 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người quản lý doanh nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người quản lý doanh nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào