Tra cứu sao kê MTTQ ngân hàng Vietinbank từ 13/9-15/9/2024 ủng hộ đồng bào vùng bão lũ? Người lao động bị thiệt hại do bão lũ được công đoàn hỗ trợ thế nào?
Tra cứu sao kê MTTQ ngân hàng Vietinbank từ 13/9-15/9/2024 ủng hộ đồng bào vùng bão lũ?
Sáng ngày 18/09/2024, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương cập nhật số tiền ủng hộ của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước đã ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 qua tài khoản Vietinbank CT1111 từ ngày 13/9/2024 đến ngày 15/9/2024.
Cụ thể tra cứu sao kê Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngân hàng VIETINBANK từ ngày 13/9 đến 15/9/2024 (bao gồm 3.715 trang) như sau:
*Tra cứu sao kê MTTQ Việt Nam ngân hàng Vietinbank PDF (3.715 trang) từ ngày 13/09/2024 đến 15/09/2024: Tại đây.
Bên cạnh đó, vào tối ngày 13/09/2024, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công bố danh sách sao kê tiền ủng hộ qua Vietinbank đến đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão số 3 YAGI từ ngày 10/09/2024 đến ngày 12/09/2024.
*Danh sách sao kê ủng hộ đồng bào miền Bắc của MTTQ VN ngân hàng VIETINBANK từ 10/9/2024 đến 12/9/2024 (bao gồm 2.009 trang)
*Chi tiết danh sách sao kê ủng hộ đồng bào miền Bắc của MTTQ VN ngân hàng Vietinbank ngày 10/9-12/9/2024: Tại đây.
Tra cứu sao kê MTTQ ngân hàng Vietinbank từ 13/9-15/9/2024 ủng hộ đồng bào vùng bão lũ?
Người lao động bị thiệt hại do bão lũ được công đoàn hỗ trợ thế nào?
Căn cứ theo Điều 27 Luật Công đoàn 2012, tài chính công đoàn được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn, bao gồm các nhiệm vụ sau đây:
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động.
- Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
- Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn vững mạnh.
- Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn.
- Tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch cho người lao động;
- Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới.
- Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động.
- Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác.
- Trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn không chuyên trách.
- Chi cho hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp.
- Các nhiệm vụ chi khác.
Theo hướng dẫn tại Công văn 2038 TLĐ-QHLĐ năm 2024, người lao động bị thiệt hại sau bão lũ được Công đoàn hỗ trợ như sau:
- Đoàn viên, người lao động bị thiệt mạng do ảnh hưởng của bão: 10 triệu đồng/người chết.
- Đoàn viên, người lao động bị thương nặng phải nằm viện điều trị, hỗ trợ mức từ 01 đến 5 triệu đồng/người.
- Đối với những địa phương, ngành bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn bão số 3 căn cứ mức độ thiệt hại về tài sản (nhà cửa bị tốc mái, lũ cuốn trôi, sạt lở, nhà cửa bị hư hỏng cần sửa chữa ngay...) kịp thời hỗ trợ đoàn viên, người lao động khắc phục hậu quả, ổn định đời sống với mức hỗ trợ từ 01 đến 03 triệu đồng/trường hợp (từ nguồn tài chính tích lũy chỉ thường xuyên).
Xem chi tiết Công văn 2038 TLĐ-QHLĐ năm 2024: Tại đây.
Tổ chức vận động, kêu gọi ủng hộ từ thiện phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện như sau:
- Nhà nước khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp tự nguyện và tổ chức vận động đóng góp tự nguyện; phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, nhanh chóng hỗ trợ người dân chịu thiệt hại bởi thiên tai, dịch bệnh, sự cố hoặc người dân mắc bệnh hiểm nghèo nhằm sớm ổn định cuộc sống, sinh hoạt, khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh.
- Vận động đóng góp để hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố được thực hiện khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố gây ra thiệt hại về người, tài sản hoặc ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân; vận động đóng góp để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo thực hiện theo từng trường hợp cụ thể.
- Vận động đóng góp phải đảm bảo kịp thời và được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện; các tổ chức, cá nhân không được phép đặt ra mức tối thiểu để yêu cầu phải đóng góp; các khoản đóng góp tự nguyện phải từ thu nhập, tài sản hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thực hiện đóng góp.
- Tiếp nhận, phân phối và sử dụng tiền, hiện vật đóng góp để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đảm bảo kịp thời, hiệu quả, công bằng, công khai, đúng mục đích, đối tượng; có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan, bộ, ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Kinh phí phục vụ cho hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định tại Nghị định 93/2021/NĐ-CP.
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- 05 bảng lương mới cải cách tiền lương khả thi để triển khai áp dụng cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cần sự nghiên cứu đánh giá của các cơ quan nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?