Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm giải quyết công việc ra sao?
Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm giải quyết công việc ra sao?
Theo khoản 1 Điều 3 Quy chế kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 quy định trách nhiệm giải quyết công việc của Tổng Kiểm toán nhà nước như sau:
- Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành toàn diện hoạt động của Kiểm toán Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy định của Hiến pháp 2013, pháp luật, các quy định của Đảng, nhất là về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong hoạt động kiểm toán;
- Chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả kiểm toán trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội theo quy định. Chịu trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ về các công việc liên quan đến tình hình thực hiện nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước và tình hình liên quan đến KTNN. Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội trước Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội theo quy định;
- Chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác để giải quyết các công việc liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước hoặc để thực hiện các nhiệm vụ do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác yêu cầu;
- Phân công công việc cho các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước; điều hành hoạt động giữa các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước; phân cấp, ủy quyền cho Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc KTNN thực hiện một số công việc cụ thể theo quy định; khi Tổng Kiểm toán nhà nước vắng mặt, ủy quyền cho một Phó Tổng Kiểm toán nhà nước thay Tổng Kiểm toán nhà nước điều hành và giải quyết công việc của Kiểm toán Nhà nước;
- Thực hiện nghiêm chủ trương, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong hoạt động kiểm toán. Thường xuyên kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh và chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm trong hoạt động kiểm toán thuộc thẩm quyền được giao;
- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương và kiểm soát quyền lực trong hoạt động Kiểm toán Nhà nước; phòng, chống tham nhũng trong cơ quan KTNN theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc KTNN;
- Quyết định điều chỉnh, hủy bỏ văn bản do Phó Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành khi xét thấy không đúng quy định pháp luật hoặc không đúng với chỉ đạo của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm giải quyết công việc ra sao? (Hình từ Internet)
Phạm vi giải quyết công việc của Tổng Kiểm toán nhà nước thế nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Quy chế kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024 quy định phạm vi giải quyết công việc của Tổng Kiểm toán nhà nước như sau:
Ngoài những công việc thuộc thẩm quyền của Tổng Kiểm toán nhà nước theo quyết định phân công nhiệm vụ của Tổng Kiểm toán nhà nước và các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng Kiểm toán nhà nước còn giải quyết các công việc sau đây:
- Chỉ đạo, phân công thực hiện những công việc do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc yêu cầu thực hiện;
- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc quan trọng, có tính chiến lược, cơ chế chính sách, những vấn đề đột xuất phát sinh thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước, những việc liên quan đến nhiệm vụ được phân công của 02 Phó Tổng Kiểm toán nhà nước trở lên mà chưa thống nhất ý kiến, hoặc do Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách vắng mặt;
- Chỉ đạo việc hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của KTNN, hoạt động của các đơn vị trực thuộc KTNN trong việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ được phân công, phân cấp thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Kiểm toán Nhà nước;
- Quyết định việc tổ chức hội nghị, cuộc họp theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Quy chế kèm theo Quyết định 1963/QĐ-KTNN năm 2024;
- Cho ý kiến đối với các vấn đề do Phó Tổng Kiểm toán nhà nước trình xin ý kiến chỉ đạo;
- Trực tiếp cho ý kiến chỉ đạo giải quyết những công việc trên văn bản đến mà có nội dung cần giao Phó Tổng Kiểm toán nhà nước chỉ đạo đơn vị tham mưu giải quyết;
- Cho ý kiến về các nội dung trước khi trình Ban cán sự đảng KTNN;
- Quyết định về xây dựng cơ sở vật chất; phê duyệt chủ trương mua sắm tài sản hàng năm của KTNN theo quy định của Quy chế của Kiểm toán Nhà nước;
- Trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật của KTNN.
Tổng Kiểm toán nhà nước có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Theo khoản 3 Điều 12 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định:
Tổng Kiểm toán nhà nước
1. Tổng Kiểm toán nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán nhà nước, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước.
2. Tổng Kiểm toán nhà nước do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Tổng Kiểm toán nhà nước có thể được bầu lại nhưng không quá hai nhiệm kỳ liên tục.
Theo đó nhiệm kỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước là 05 năm theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?