Tổng hợp Mẫu giấy giới thiệu công ty 2025 thông dụng nhất? Công ty điều người lao động đi công tác thì NLĐ được từ chối không?
Tổng hợp Mẫu giấy giới thiệu công ty 2025 thông dụng nhất?
Mẫu giấy giới thiệu công ty là một văn bản hành chính do doanh nghiệp hoặc tổ chức phát hành để giới thiệu một cá nhân hoặc nhóm người đến làm việc, liên hệ hoặc giải quyết công việc với một đơn vị, tổ chức khác.
* Mục đích của giấy giới thiệu công ty:
- Giới thiệu nhân viên đi công tác, làm việc, giao dịch với đối tác.
- Hỗ trợ nhân viên thực hiện nhiệm vụ được giao tại cơ quan, doanh nghiệp khác.
- Xác nhận tư cách đại diện của người được giới thiệu trong một số trường hợp đặc biệt.
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan không có quy định cụ thể về mẫu giấy giới thiệu công ty. Việc soạn thảo sẽ do doanh nghiệp chủ động thực hiện, tuy nhiên phải đảm bảo nội dung và hình thức.
Có thể tham khảo các Mẫu giấy giới thiệu công ty 2025 thông dụng sau đây:
>> Mẫu 1 Mẫu giấy giới thiệu công ty 2025 TẢI VỀ
>> Mẫu 2 Mẫu giấy giới thiệu công ty 2025 TẢI VỀ
>> Mẫu 3 Mẫu giấy giới thiệu công ty 2025 TẢI VỀ
Tổng hợp Mẫu giấy giới thiệu công ty 2025 thông dụng nhất? Công ty điều người lao động đi công tác thì NLĐ được từ chối không? (Hình từ Internet)
Công ty điều người lao động đi công tác thì NLĐ được từ chối không?
Căn cứ theo Điều 28 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động
Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
Nội dung chủ yếu phải có của hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
...
3. Công việc và địa điểm làm việc được quy định như sau:
...
b) Địa điểm làm việc của người lao động: địa điểm, phạm vi người lao động làm công việc theo thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc có tính chất thường xuyên ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi đầy đủ các địa điểm đó.
Theo quy định trên sẽ có hai trường hợp xảy ra khi công ty điều người lao động đi công tác:
- Địa điểm công tác có thỏa thuận trong hợp đồng
Nếu người lao động và công ty đã có thỏa thuận trước về việc đi công tác cũng như ở địa điểm trong hợp đồng. Lúc này việc công ty điều chuyển người lao động đi công tác theo như thỏa thuận trong hợp đồng lao động là đúng pháp luật và người lao động cần thực hiện đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Người lao động từ chối trong trường hợp này có thể bị xử lý theo quy định pháp luật, theo thỏa thuận cũng như quy chế công ty.
- Địa điểm công tác không đúng địa điểm làm việc có thỏa thuận trong hợp đồng
Nếu việc công ty chuyển người lao động đi công tác xa tại nơi mà không phải địa điểm làm việc thỏa thuận trong hợp đồng lao động, đồng thời cũng không có thỏa thuận về việc đi công tác xa theo phân công trong hợp đồng lao động thì điều chuyển của công ty thì được xem là thay đổi địa điểm làm việc của người lao động.
Trong trường hợp này, công ty điều người lao động đi công tác xa cần phải thỏa thuận và có sự đồng ý người lao động. Nếu người lao động không muốn có thể từ chối yêu cầu đi công tác xa mà công ty đưa ra.
Người sử dụng lao động sa thải người lao động vì từ chối đi công tác xa có phải bồi thường không?
Trường hợp người sử dụng lao động sa thải người lao động vì lý do người lao động từ chối đi công tác xa mà không có lý do chính đáng thì công ty sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Căn cứ theo Điều 41 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.
Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo đó, nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, NSDLĐ sẽ phải nhận người lao động trở lại làm việc và bồi thường cho người đó theo từng trường hợp cụ thể:
(1) Trường hợp người lao động đồng ý tiếp tục trở lại làm việc:
- Được trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc;
- Được trả thêm ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
(2) Trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc:
- Được trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc;
- Được trả thêm ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
- Được trả trợ cấp thôi việc.
(3) Trường hợp NSDLĐ không muốn nhận người lao động trở lại làm việc và được người đó đồng ý:
Người lao động được bồi thường như sau:
- Được trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc;
- Được trả thêm ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
- Được trả trợ cấp thôi việc.
- Bồi thường ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Ngoài ra việc công ty xử lý kỷ luật sa thải người lao động trái pháp luật còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm c khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
...
c) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không quy định;
...
Khi người sử dụng lao động sa thải người lao động vì từ chối đi công tác xa trái pháp luật bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000.
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định nêu trên chỉ là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
Bên cạnh đó theo khoản 4 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì ngoài bị phạt tiền người lao động còn phải nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động tương ứng với những ngày nghỉ việc khi người sử dụng lao động áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải trái quy định.





- Chính thức trình Trung ương 05 bảng lương mới để cải cách tiền lương sau khi Bộ Chính trị triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm vào thời điểm nào?
- Tổng hợp lời chúc ngày 27 2, lời chúc ngày Thầy thuốc Việt Nam hay và ý nghĩa nhất? Người hành nghề khám chữa bệnh có nghĩa vụ gì đối với xã hội?
- Mức tiền cụ thể thay thế mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng áp dụng đối tượng hưởng lương phụ cấp cơ quan Đảng, Nhà nước là mức lương cơ bản khi nào?
- Chốt 01 bảng lương mới công chức viên chức: Quy định mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương là bảng lương nào?
- Chính thức Bộ Chính trị kết luận: Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị 2025 với những nội dung nhiệm vụ chính gì?