Tổng hợp link tải File sao kê hơn 12.000 trang và 2.009 trang Mặt trận Tổ quốc sao kê? Thẩm quyền quyên góp cứu trợ cho người lao động tại khu vực bão lũ của MTTQVN ra sao?
Tổng hợp link tải File sao kê hơn 12.000 trang và 2009 trang Mặt trận Tổ quốc sao kê?
Vừa qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục tung thêm 2009 trang sao kê số tiền ủng hộ đồng bào bão lũ tại ngân hàng Vietinbank CT1111 từ ngày 10/9/2024 đến ngày 12/9/2024. Các bạn có thể lấy Link 2009 trang sao kê tại thông tin dưới đây:
Xem chi tiết link tải File sao kê 2009 trang do Mặt trận Tổ quốc sao kê tiếp tục tiền ủng hộ đồng bào bão lũ qua STK Vietinbank CT1111 từ 10/9 đến 12/9: Tại đây.
Trước khi sao kê 2009 trang thì trước đó, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đăng tải 12.028 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3, qua số tài khoản Vietcombank 0011001932418 từ ngày 1/9 đến ngày 10/9/2024, với tổng số tiền lên tới 527,8 tỉ đồng.
Cụ thể danh sách này gồm 12.028 trang và sẽ liên tục được cập nhật. Trong danh sách này, thống kê chi tiết ngày, số tiền cũng như nội dung giao dịch của người dân.
Xem toàn bộ link tải File sao kê 12.028 trang sao kê của MTTQ tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3: Tại đây.
Tổng hợp link tải File sao kê hơn 12.000 trang và 2009 trang Mặt trận Tổ quốc sao kê? Thẩm quyền quyên góp cứu trợ cho người lao động tại khu vực bão lũ của MTTQVN ra sao? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền quyên góp cứu trợ cho người lao động tại khu vực bão lũ của mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra sao?
Theo Điều 33 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020) quy định:
Huy động, quyên góp và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ
...
2. Thẩm quyền huy động, quyên góp và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền huy động nguồn lực của Nhà nước theo thẩm quyền để phục vụ công tác cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về dự trữ quốc gia. Việc hỗ trợ dài hạn thực hiện theo kế hoạch hằng năm;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai để hỗ trợ hoạt động phòng, chống thiên tai, ưu tiên cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Luật này;
c) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện vận động quyên góp, tiếp nhận và phân bổ nguồn lực để cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ vận động quyên góp, tiếp nhận nguồn lực để cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn và chuyển giao cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phân bổ.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ở địa phương phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp tiếp nhận, phân bổ nguồn lực để cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn;
d) Tổ chức, cá nhân được phép quyên góp từ cộng đồng theo quy định của pháp luật có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân nơi được hỗ trợ để thực hiện cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn;
đ) Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm kêu gọi, tiếp nhận các khoản hỗ trợ khẩn cấp từ quốc tế trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai và chuyển giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phân bổ.
Theo đó thẩm quyền quyên góp cứu trợ cho người lao động tại khu vực bão lũ của mặt trận Tổ quốc Việt Nam như sau:
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh vận động quyên góp, tiếp nhận và phân bổ nguồn lực để cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ vận động quyên góp, tiếp nhận nguồn lực để cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn và chuyển giao cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để phân bổ.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp tiếp nhận, phân bổ nguồn lực để cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn.
Nguồn đóng góp tự nguyện cho phòng chống thiên tai đến từ đâu?
Theo Điều 11 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 thì nguồn đóng góp tự nguyện cho phòng chống thiên tai đến từ đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân cho công tác phòng, chống thiên tai dưới các hình thức: đóng góp vào quỹ xã hội, quỹ từ thiện; tham gia quyên góp theo quy định của pháp luật và hỗ trợ trực tiếp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại do thiên tai.
Vệc phân bổ, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện được thực hiện theo quy định của pháp luật về quỹ xã hội, quỹ từ thiện và có sự thống nhất của chính quyền địa phương nơi có đối tượng được hỗ trợ.
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- 05 bảng lương mới cải cách tiền lương khả thi để triển khai áp dụng cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cần sự nghiên cứu đánh giá của các cơ quan nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?