Tổ chức quốc tế được xem như tiền thân của Liên Hợp Quốc là gì? Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thông qua hình thức nào?
Tổ chức quốc tế được xem như tiền thân của Liên Hợp Quốc là gì?
Tiền thân của LHQ là Hội Quốc liên do Woodrow – tổng thống Mỹ sáng lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Tuy vậy, tổ chức này chưa hoạt động quy củ, nhiều nước tham gia vốn chỉ để tranh giành quyền lợi cho mình, ít vì hoạt động chung, cho nên khi chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra thì Hội Quốc liên giải thể.
Ngày 24/10/1945, đại diện của 50 quốc gia trên thế giới họp tại San Francisco, California (Mỹ) để thông qua hiến chương thành lập một tổ chức quốc tế quy tụ nhiều thành viên nhất tính cho đến thời điểm hiện nay và tương lai. Đó là tổ chức Liên Hiệp Quốc (LHQ).
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Tổ chức quốc tế được xem như tiền thân của Liên Hợp Quốc là gì? Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thông qua hình thức nào? (Hình từ Internet)
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thông qua hình thức nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:
Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
c) Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
d) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
3. Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Theo đó, hiện nay có 03 hình thức để người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, như sau:
- Thông qua đơn vị sự nghiệp công lập
- Thông qua dịch vụ tư vấn việc làm
+ Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
+ Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;
+ Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài;
- Giao kết với doanh nghiệp nước ngoài.
Như vậy, người lao động muốn xuất khẩu lao động sang các nước khác thì phải thuộc một trong 03 trường hợp trên thì được xem là xuất khẩu lao động hợp pháp và đúng quy định về lao động.
Việc cá nhân người lao động tự ý giao kết xuất khẩu ra nước ngoài mà không thuộc các trường hợp trên, thì được coi là hành vi trái pháp luật.
Người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng có các quyền gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về quyền của người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng như sau:
- Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;
- Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
- Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
- Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?