Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam không thông báo bằng văn bản khi ký kết hợp đồng lao động với người lao động Việt Nam bị xử phạt thế nào?
- Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam không thông báo bằng văn bản khi ký kết hợp đồng lao động với người lao động Việt Nam bị xử phạt thế nào?
- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nước ngoài khi sử dụng lao động Việt Nam là gì?
- Người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có trách nhiệm gì?
Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam không thông báo bằng văn bản khi ký kết hợp đồng lao động với người lao động Việt Nam bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo Điều 33 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tuyển dụng, sử dụng người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi có hành vi sử dụng người lao động Việt Nam nhưng không báo cáo hoặc báo cáo không đúng nội dung hoặc báo cáo không đúng thời hạn cho tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam về tình hình tuyển dụng, sử dụng người lao động Việt Nam theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi có hành vi không thông báo bằng văn bản kèm bản sao có chứng thực hợp đồng lao động đã ký kết với người lao động Việt Nam và các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật cho tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động với người lao động Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Chiếu theo quy định trên, trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam sử dụng người lao động Việt Nam làm việc cho mình mà không thông báo bằng văn bản kèm bản sao có chứng thực hợp đồng lao động đã ký kết với người lao động Việt Nam và các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật cho tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động với người lao động Việt Nam thì sẽ bị phạt tiền từ 05 triệu đồng - 10 triệu đồng.
Theo đó, đây chỉ là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, đối với trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức nước ngoài tại Việt Nam thì mức phạt trên sẽ gấp 02 (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Như vậy, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam không thông báo bằng văn bản gửi cho tổ chức có thẩm quyền khi ký kết hợp đồng lao động với người lao động Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu - 20 triệu đồng.
>>> Hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động làm việc cho cá nhân nước ngoài tại Việt Nam gồm những gì?
Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam không thông báo bằng văn bản khi ký kết hợp đồng lao động với người lao động Việt Nam bị xử phạt thế nào?
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nước ngoài khi sử dụng lao động Việt Nam là gì?
Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam khi sử dụng người lao động Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các việc sau đây:
(1) Thực hiện đúng quy định Bộ luật Lao động 2019 và các quy định hiện hành.
(2) Thực hiện đúng hợp đồng lao động đã ký kết với người lao động Việt Nam.
(3) Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi sử dụng người lao động Việt Nam báo cáo hằng năm về tình hình tuyển dụng, sử dụng người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài theo Mẫu số 02/PLII Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
Theo đó, thời gian chốt số liệu báo cáo hằng năm tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo và gửi báo cáo như sau:
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a, b, c và d khoản 3 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP gửi báo cáo về tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP gửi báo cáo về tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 22 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
Người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định:
Trách nhiệm của người lao động Việt Nam khi làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Tuân thủ pháp luật về lao động của Việt Nam.
2. Thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng lao động đã ký kết với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
3. Thực hiện đúng các quy định của tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Như vậy, người lao động Việt Nam khi làm việc cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài có trách nhiệm thực hiện những việc sau đây:
- Tuân thủ pháp luật về lao động của Việt Nam.
- Thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng lao động đã ký kết với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
- Thực hiện đúng các quy định của tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.






- Nghị định 67: Chính thức mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi dành cho CBCCVC và người lao động nằm trong khoảng nào?
- Lao động hợp đồng được nhận tiền Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 không? Nếu được thì cần điều kiện gì?
- Nghỉ thôi việc: Chốt khen thưởng cán bộ công chức, viên chức và người lao động tại khu vực thủ đô cụ thể trong trường hợp nào?
- Ưu tiên nghỉ thôi việc: Tuổi nghỉ hưu công chức viên chức còn dưới 10 năm thì thuộc hàng ưu tiên nhất khi xét hưởng chính sách tại khu vực thủ đô đúng không?
- Tổng hợp lời chúc Valentine Đen 2025 hay, ngắn gọn, độc đáo nhất? Công ty có phải tặng quà cho người lao động vào Valentine Đen 2025 không?