Tình hình kinh tế vĩ mô 02 tháng đầu năm 2025 thế nào? Kinh tế vĩ mô có tác động đến mức lương tối thiểu không?
Tình hình kinh tế vĩ mô 02 tháng đầu năm 2025 thế nào?
Theo Mục 1 Nghị quyết 46/NQ-CP năm 2025 quy định về tình hình kinh tế - xã hội tháng 02 và 02 tháng đầu năm 2025; phương hướng, nhiệm vụ tháng 3 và thời gian tới như sau:
Chính phủ thống nhất đánh giá: Trong tháng 02, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gay gắt hơn; xung đột tại một số khu vực chưa chấm dứt; kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, thiếu vững chắc; nhiều quốc gia nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng. Ở trong nước, nhờ sự lãnh đạo toàn diện, khoa học, kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương Đảng mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của Quốc hội; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự đồng thuận, tham gia tích cực của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp; sự hỗ trợ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế; theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, đơn vị tiếp tục đổi mới, sáng tạo, đột phá, quyết liệt chỉ đạo, điều hành trên các lĩnh vực công tác; hoàn thành khối lượng lớn công việc, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội tháng 02 và 02 tháng đầu năm 2025 đạt nhiều kết quả tích cực, tốt hơn tháng trước và tốt hơn cùng kỳ năm trước; tạo động lực và khí thế để tiếp tục thúc đẩy công việc trong tháng 3 và thời gian tới phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030.
Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02 tăng 0,34%, bình quân 02 tháng tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định; tỷ giá được điều hành phù hợp với diễn biến thị trường; mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục xu hướng giảm; thúc đẩy cung ứng tín dụng ngay từ đầu năm và bảo đảm thanh khoản hệ thống ngân hàng. Thu ngân sách nhà nước 02 tháng đầu năm đạt 25,4% dự toán năm, tăng 25,7% so với cùng kỳ, bảo đảm nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu thu bền vững; bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia được kiểm soát tốt. Kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu 02 tháng tăng lần lượt 12%, 8,4% và 15,9% so với cùng kỳ; xuất siêu ước đạt 1,47 tỷ đô la Mỹ (USD). Giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 02 là 60,4 nghìn tỷ đồng (tương đương cùng kỳ năm trước), đạt 7,32% kế hoạch năm (số vốn kế hoạch năm 2025 cao hơn khoảng 146 nghìn tỷ đồng).
...
Như vậy tình hình kinh tế vĩ mô 02 tháng đầu năm 2025 cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.
Tình hình kinh tế vĩ mô 02 tháng đầu năm 2025 thế nào? (Hình từ Internet)
Kinh tế vĩ mô có tác động đến mức lương tối thiểu không?
Theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định về mức lương tối thiểu như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo đó các yếu tố của kinh tế vĩ mô sẽ làm căn cứ điều chỉnh mức lương tối thiểu như: chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp...
Trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng công ty thì có bị phạt không?
Theo khoản 3, khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Lưu ý: Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp là tổ chức thì áp dụng mức phạt sẽ gấp đôi.
Như vậy trường hợp công ty có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định thì bị phạt tiền theo các mức sau đây:
- Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Ngoài ra, công ty còn phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.





- Lao động hợp đồng được nhận tiền Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 không? Nếu được thì cần điều kiện gì?
- Nghỉ thôi việc: Chốt khen thưởng cán bộ công chức, viên chức và người lao động tại khu vực thủ đô cụ thể trong trường hợp nào?
- Ưu tiên nghỉ thôi việc: Tuổi nghỉ hưu công chức viên chức còn dưới 10 năm thì thuộc hàng ưu tiên nhất khi xét hưởng chính sách tại khu vực thủ đô đúng không?
- Tổng hợp lời chúc Valentine Đen 2025 hay, ngắn gọn, độc đáo nhất? Công ty có phải tặng quà cho người lao động vào Valentine Đen 2025 không?
- Cách tính tiền trợ cấp Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178, cụ thể được nhận bao nhiêu tiền?