Tình hình bệnh đậu mùa khỉ hiện nay tại Việt Nam ra sao? Người lao động bị bệnh đậu mùa khỉ có được miễn phí điều trị?

Cho tôi hỏi tình hình bệnh đậu mùa khỉ hiện nay tại Việt Nam ra sao? Người lao động bị bệnh đậu mùa khỉ có được miễn phí điều trị? Câu hỏi của chị T.T (Tp.HCM).

Tình hình bệnh đậu mùa khỉ hiện nay tại Việt Nam ra sao?

Theo báo cáo điều tra dịch tễ của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Nai đó là bệnh nhân nam, 25 tuổi, thường trú tại xã Xuân Trường, H.Xuân Lộc.

Bệnh nhân đi làm ở TP.HCM từ chiều 2/9. Ngày 17/9, bệnh nhân khởi phát bệnh và có các triệu chứng sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, ngứa, nổi mụn mủ ở cơ quan sinh dục. Bệnh nhân đi khám, điều trị tại phòng khám tư (chưa rõ địa chỉ) tuy nhiên tình trạng không giảm.

Đến ngày 22/9, bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da Liễu TP HCM, ghi nhận hết sốt, còn ngứa, thêm các triệu chứng như nổi hạch bẹn, phát ban dạng mủ tại vùng mặt, niêm mạc miệng, lòng bàn tay, chân, cơ quan sinh dục.

Nghi ngờ bệnh nhân nhiễm đậu mùa khỉ, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM đã lấy mẫu gửi Viện Pasteur TP HCM và cho kết quả dương tính với virus đậu mùa khỉ.

Ngoài ra, Bộ Y tế cho biết tại Hà Giang, Điện Biên cũng xuất hiện bệnh này và tình hình bệnh dịch bạch hầu diễn biến phức tạp khi đã ghi nhận 3 ca tử vong.

Xem chi tiết: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/xuat-hien-ca-dau-mua-khi-chua-ro-nguon-lay-nguoi-dan-can-biet-6-bien-phap-phong-benh-119230925161358264.htm

Tình hình bệnh đậu mùa khỉ hiện nay tại Việt Nam ra sao? Người lao động bị bệnh đậu mùa khỉ có được miễn phí điều trị?

Tình hình bệnh đậu mùa khỉ hiện nay tại Việt Nam ra sao? Người lao động bị bệnh đậu mùa có được miễn phí điều trị?

Người lao động bị bệnh đậu mùa khỉ có được miễn phí điều trị?

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 3044/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B bao gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong gồm bệnh do virus Adeno, bệnh do virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), bạch hầu, cúm, bệnh dại, ho gà, lao phổi, sốt xuất huyết, sốt rét, sởi, bệnh tay chân miệng, thuỷ đậu…

Căn cứ theo khoản 2 Điều 48 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 có quy định như sau:

Tổ chức cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh
Ban chỉ đạo chống dịch chỉ đạo việc áp dụng các biện pháp sau đây để tổ chức cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người mắc bệnh dịch và người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch:
1. Phân loại, sơ cứu, cấp cứu kịp thời người mắc bệnh dịch theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của Bộ Y tế;
2. Huy động phương tiện, thuốc, thiết bị y tế, giường bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và bố trí cán bộ y tế chuyên môn trực 24/24 giờ để sẵn sàng cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh phục vụ chống dịch. Người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A được khám và điều trị miễn phí;
...

Theo quy định trên thì bệnh đậu mùa khỉ - bệnh bạch hầu vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B do đó sẽ không được khám và điều trị miễn phí.

Tuy nhiên, căn cứ Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định mức hưởng bảo hiểm y tế như sau:

Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
...

Như vậy, nếu người lao động bị bệnh đậu mùa khỉ - bệnh bạch hầu thuộc các trường hợp sau đây sẽ được bảo hiểm y tế chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh:

+ Thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014).

+ Trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

+ Khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.

Bộ Y tế lưu ý 6 biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ ở nước ta, Bộ Y tế đã ban hành khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

4. Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.

5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

6. Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Bệnh đậu mùa khỉ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Khuyến cáo 06 biện pháp phòng bệnh Đậu mùa khỉ là gì? Đậu mùa khỉ có thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày của NLĐ không?
Lao động tiền lương
Triệu chứng của bệnh Đậu mùa khỉ là gì? Nghỉ việc khi bị Đậu mùa khỉ có được hưởng chế độ ốm đau không?
Lao động tiền lương
Bệnh đậu mùa khỉ ở Việt Nam có được xem là bệnh dài ngày hưởng chế độ ốm đau không?
Lao động tiền lương
Tình hình bệnh đậu mùa khỉ hiện nay tại Việt Nam ra sao? Người lao động bị bệnh đậu mùa khỉ có được miễn phí điều trị?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bệnh đậu mùa khỉ
791 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh đậu mùa khỉ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh đậu mùa khỉ

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào