Tinh gọn bộ máy theo Nghị định 178 2024: Tỷ lệ CBCCVC được nâng lương vượt 01 bậc nằm trong tỷ lệ không quá 10% tổng số CBCCVC được nâng bậc lương trước thời hạn, cụ thể ra sao?

Tỷ lệ CBCCVC được nâng lương vượt một bậc nằm trong tỷ lệ không quá 10% tổng số CBCCVC được nâng bậc lương trước thời hạn khi thực hiện tinh gọn bộ máy theo Nghị định 178 2024 đúng không?

Tinh gọn bộ máy theo Nghị định 178 2024: Tỷ lệ CBCCVC được nâng lương vượt 01 bậc nằm trong tỷ lệ không quá 10% tổng số CBCCVC được nâng bậc lương trước thời hạn, cụ thể ra sao?

Chính phủ ban hành Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị (tinh gọn bộ máy).

Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Chính sách trọng dụng người có phẩm chất, năng lực nổi trội
Cán bộ, công chức, viên chức quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này có phẩm chất, năng lực nổi trội, có thành tích đặc biệt xuất sắc đóng góp cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thì được hưởng các chính sách sau:
1. Được nâng lương vượt một bậc (thời điểm giữ bậc lương mới được tính theo thời điểm giữ bậc lương cũ) nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được nâng lương vượt một bậc nằm trong tỷ lệ không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong nhiệm vụ hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (đã được sửa đổi tại Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ).
2. Được hưởng tiền thưởng theo thành tích xuất sắc do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định từ quỹ tiền thưởng quy định tại Điều 4 Nghị định số 73/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; trong đó dành tối đa 50% quỹ tiền thưởng để khen thưởng cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực nổi trội, có thành tích đặc biệt xuất sắc và có thành tích công tác đột xuất; quỹ tiền thưởng còn lại của năm dành cho khen thưởng theo định kỳ hằng năm theo kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc.
3. Được cấp có thẩm quyền quan tâm, ưu tiên quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí vào vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả vượt cấp trên cơ sở kết quả đánh giá thành tích, hiệu quả và chất lượng cán bộ, công chức, viên chức của cấp ủy và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.
4. Được hưởng chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Nghị định khác của Chính phủ.

Theo đó, khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn trong hệ thống chính trị theo Nghị định 178 thì cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực nổi trội, có thành tích đặc biệt xuất sắc đóng góp cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thì được nâng lương vượt một bậc (thời điểm giữ bậc lương mới được tính theo thời điểm giữ bậc lương cũ) nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh.

Tuy nhiên, tỷ lệ CBCCVC được nâng lương vượt 01 bậc nằm trong tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được nâng lương vượt một bậc nằm trong tỷ lệ không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong nhiệm vụ hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Tinh gọn bộ máy theo Nghị định 178 2024

Tinh gọn bộ máy theo Nghị định 178 2024: Tỷ lệ CBCCVC được nâng lương vượt 01 bậc nằm trong tỷ lệ không quá 10% tổng số CBCCVC được nâng bậc lương trước thời hạn, cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị định 178 2024 ra sao?

Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 178/2024/NĐ-CP trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức như sau:

- Triển khai thực hiện chính sách, chế độ theo quy định tại Nghị định này.

- Căn cứ hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lấy ý kiến tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền cùng cấp để ban hành tiêu chí đánh giá và tiến hành thực hiện rà soát tổng thể chất lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý; trên cơ sở đó, xác định đối tượng phải nghỉ việc do sắp xếp thuộc đối tượng được hưởng chính sách, chế độ của Nghị định 178/2024/NĐ-CP để sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, tinh giảm biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Trường hợp trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan, tổ chức, đơn vị, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện áp dụng quy định tại Nghị định này có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc, thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải lập danh sách và dự toán số tiền thực hiện chính sách đối với từng trường hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt; nếu không đồng ý thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì kịp thời thực hiện chi trả chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức theo đúng quy định của pháp luật.

Nguồn kinh phí thực hiện chính sách tại Nghị định 178 cho CBCCVC từ đâu?

Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 178/2024/NĐ-CP nguồn kinh phí thực hiện chính sách tại Nghị định 178 cho CBCCVC từ:

- Đối với cán bộ, công chức; cán bộ, công chức cấp xã và người lao động (trừ người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập): Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp.

- Đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập:

+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu hợp pháp khác.

+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo một phần chi thường xuyên: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị, nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu hợp pháp khác. Ngân sách nhà nước sẽ bố trí kinh phí giải quyết chính sách, chế độ trên số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao.

+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp.

- Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau hợp nhất, sáp nhập thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phù hợp với vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức, viên chức: Ngoài kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức đã được bố trí hằng năm theo quy định, được cấp bổ sung kinh phí đào tạo, bồi dưỡng bằng 5% tổng quỹ lương cơ bản (không bao gồm phụ cấp) trong năm đầu thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.

- Ngân sách nhà nước bảo đảm đủ toàn bộ khoản kinh phí tương đương với số tiền đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ bảo hiểm hưu trí và tử tuất cho thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ hưu trước tuổi trong thời gian từ đủ 05 năm đến đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu.

Sắp xếp tổ chức bộ máy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Đã có Thông tư 01 2025 hướng dẫn thực hiện chính sách chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đối với CBCCVC và người lao động tại Nghị định 178?
Lao động tiền lương
Tinh gọn bộ máy theo Nghị định 178 2024: Tỷ lệ CBCCVC được nâng lương vượt 01 bậc nằm trong tỷ lệ không quá 10% tổng số CBCCVC được nâng bậc lương trước thời hạn, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy có hiệu lực: Số lượng cán bộ công chức viên chức ở các cơ quan, tổ chức đơn vị trong hệ thống chính trị sau sắp xếp theo đúng quy định chậm nhất là khi nào?
Lao động tiền lương
Công văn 31 thực hiện Nghị định 178 của Chính phủ đề ra nhiệm vụ nhằm triển khai chính sách đối với CBCCVC và LLVT trong sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị hiệu quả, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Toàn bộ 09 chính sách theo Nghị định 178 về sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị đối với CBCCVC và LLVT, đó là chính sách gì?
Lao động tiền lương
Thống nhất nâng lương vượt bậc theo Nghị định 178 về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị cho CBCCVC tăng cường đi công tác ở cơ sở, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Nghị định 178 thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy: Chính sách, chế độ đối với lực lượng vũ trang như thế nào?
Lao động tiền lương
Nghị định 178 quy định các đối tượng chưa xem xét nghỉ việc là gì?
Lao động tiền lương
Nghị định 178 năm 2024 chưa xem xét nghỉ việc đối với CBCCVC khi sắp xếp tổ chức bộ máy trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Chính sách đối với cán bộ được kéo dài thời gian công tác trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Sắp xếp tổ chức bộ máy
60 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sắp xếp tổ chức bộ máy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sắp xếp tổ chức bộ máy

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Bảng lương giáo viên năm 2024: Tổng hợp văn bản hướng dẫn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào