Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là gì?

Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là gì?

Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là gì?

Căn cứ Điều 3 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc.
2. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.
3. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là quy định về kiến thức chuyên môn, năng lực thực hành và khả năng ứng dụng kiến thức, năng lực đó vào công việc mà người lao động cần phải có để thực hiện công việc theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề.
4. Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
5. Việc làm công là việc làm tạm thời có trả công được tạo ra thông qua việc thực hiện các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

Theo đó, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là quy định về kiến thức chuyên môn, năng lực thực hành và khả năng ứng dụng kiến thức, năng lực đó vào công việc mà người lao động cần phải có để thực hiện công việc theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề.

Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là gì?

Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là gì? (Hình từ Internet)

Ai có trách nhiệm công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia?

Căn cứ Điều 32 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:

Xây dựng, công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
1. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được xây dựng theo từng bậc trình độ kỹ năng nghề cho mỗi nghề và khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia. Số lượng bậc trình độ kỹ năng nghề phụ thuộc vào mức độ phức tạp của từng nghề.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chủ trì xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề thuộc lĩnh vực quản lý và đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

Theo đó, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chủ trì xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề thuộc lĩnh vực quản lý và đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

Như vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia có mấy bậc?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia
Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia là khung phân loại các bậc trình độ kỹ năng nghề từ bậc 1 đến bậc 5 dựa trên sự mô tả theo các tiêu chí về: tính chất, mức độ của công việc phải thực hiện và phạm vi, tình huống thực hiện công việc; mức độ linh hoạt và sáng tạo trong thực hiện công việc; sự phối hợp và trách nhiệm trong thực hiện các công việc. Khung của từng bậc trình độ cụ thể như sau:
1. Bậc 1:
a) Thực hiện các công việc đơn giản, công việc có tính lặp lại trong tình huống cố định;
b) Có kiến thức cơ bản về chuyên môn và hiểu biết về hoạt động của nghề ở phạm vi hẹp trong một số lĩnh vực; có khả năng áp dụng kiến thức và hiểu biết để thực hiện công việc theo chỉ dẫn;
c) Có khả năng tiếp nhận, ghi chép và chuyển tải thông tin theo yêu cầu; có khả năng tham gia làm việc theo tổ, nhóm; chịu trách nhiệm một phần đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra.
2. Bậc 2:
a) Thực hiện các công việc thông thường và một số công việc phức tạp trong một số tình huống nhất định;
b) Có kiến thức chuyên môn và hiểu biết về hoạt động của nghề ở phạm vi rộng trong nhiều lĩnh vực; có khả năng áp dụng được kiến thức và hiểu biết để đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề chuyên môn kỹ thuật thông thường và một số vấn đề phức tạp nhưng cần có sự chỉ dẫn khi thực hiện công việc;
c) Có khả năng suy xét, phán đoán và giải thích thông tin; tự chủ trong làm việc theo tổ, nhóm và có khả năng làm việc độc lập trong một số trường hợp khi thực hiện công việc; chịu trách nhiệm chủ yếu đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra.
3. Bậc 3:
a) Thực hiện phần lớn các công việc phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong một số tình huống khác nhau;
b) Có kiến thức chuyên môn, kiến thức cơ bản về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết rộng về các hoạt động của nghề trong các lĩnh vực; vận dụng được kiến thức và hiểu biết để đưa ra giải pháp giải quyết, xử lý một số vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp và một số yêu cầu của quản lý khi thực hiện công việc;
c) Có khả năng nhận biết, phân tích, đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau; tự chủ, làm việc độc lập và hướng dẫn người khác trong tổ nhóm khi thực hiện công việc; chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng theo tiêu chuẩn quy định và chịu một phần trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của người khác trong tổ, nhóm làm ra.
4. Bậc 4:
a) Thực hiện hầu hết các công việc phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong nhiều tình huống khác nhau;
b) Có kiến thức chuyên môn sâu, kiến thức về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết sâu, rộng về các hoạt động của nghề trong các lĩnh vực; vận dụng được kiến thức và hiểu biết để đưa ra giải pháp giải quyết, xử lý vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp và các yêu cầu của quản lý khi thực hiện công việc;
c) Phân tích, đánh giá thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và sử dụng kết quả phân tích đánh giá để đưa ra ý kiến, kiến nghị cho mục đích quản lý và nghiên cứu; làm việc độc lập và tự chủ cao; có khả năng quản lý, điều hành tổ, nhóm trong quá trình thực hiện công việc; tự chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng theo tiêu chuẩn quy định và chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của người khác trong tổ, nhóm làm ra.
5. Bậc 5:
a) Thực hiện các công việc phức tạp, công việc có nhiều sự lựa chọn trong mọi tình huống;
b) Có kiến thức chuyên môn sâu, kiến thức rộng về nguyên lý, lý thuyết và hiểu biết sâu, rộng về các hoạt động của nghề trong các lĩnh vực; có kỹ năng phân tích, suy xét, chẩn đoán, thiết kế để đưa ra giải pháp giải quyết, xử lý các vấn đề chuyên môn kỹ thuật phức tạp hoặc yêu cầu của quản lý trong phạm vi rộng khi thực hiện công việc;
c) Biết phân tích, đánh giá thông tin và tổng quát hóa để đưa ra các quan điểm, sáng kiến; làm việc độc lập và tự chủ cao; quản lý, điều hành tổ, nhóm trong quá trình thực hiện công việc; tự chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm làm ra về chất lượng và chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của tổ, nhóm làm ra đảm bảo thông số kỹ thuật và theo tiêu chuẩn quy định.

Theo đó, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia là khung phân loại các bậc trình độ kỹ năng nghề từ bậc 1 đến bậc 5 dựa trên sự mô tả theo các tiêu chí về: tính chất, mức độ của công việc phải thực hiện và phạm vi, tình huống thực hiện công việc; mức độ linh hoạt và sáng tạo trong thực hiện công việc; sự phối hợp và trách nhiệm trong thực hiện các công việc.

Kỹ năng nghề quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có gồm khả năng ứng dụng kiến thức vào công việc không?
Lao động tiền lương
Bản tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được đăng tải trên trang nào?
Lao động tiền lương
Dự thảo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được đăng tải lấy ý kiến trong bao lâu?
Lao động tiền lương
Thông báo hoạt động cấp giấy chứng nhận kỹ năng nghề quốc gia của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ở đâu?
Lao động tiền lương
Đánh giá kỹ năng nghề quốc gia có cần tuân theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề hay không?
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia các nghề được xây dựng dựa trên nguyên tắc nào?
Lao động tiền lương
Người lao động có được lựa chọn tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia không?
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là gì?
Lao động tiền lương
Mẫu định dạng cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Mẫu Phiếu phân tích công việc để xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia mới nhất hiện nay?
Đi đến trang Tìm kiếm - Kỹ năng nghề quốc gia
1,299 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kỹ năng nghề quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kỹ năng nghề quốc gia

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Tổng hợp văn bản hướng dẫn trợ cấp thất nghiệp mới nhất 2024 Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia: tổng hợp văn bản hướng dẫn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào