Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm tra viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào?
Kiểm tra viên là ai?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 90 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, được hướng dẫn bởi Nghị quyết 82/2014/QH13, Kiểm tra viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để giúp Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
Kiểm tra viên có các ngạch sau đây:
- Kiểm tra viên;
- Kiểm tra viên chính;
- Kiểm tra viên cao cấp.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm tra viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân ân được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm tra viên được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 90 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, được hướng dẫn bởi Nghị quyết 82/2014/QH13 có nêu:
Kiểm tra viên
…
4. Kiểm tra viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ, việc và báo cáo kết quả với Kiểm sát viên;
b) Lập hồ sơ kiểm sát vụ, việc;
c) Giúp Kiểm sát viên thực hiện hoạt động khác khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
d) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân công của Viện trưởng.
5. Kiểm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Kiểm sát viên và trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đồng thời, tại Điều 43 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm tra viên gồm có:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm tra viên
1. Kiểm tra viên thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây theo sự phân công của Kiểm sát viên:
a) Ghi biên bản lấy lời khai, ghi biên bản hỏi cung và ghi các biên bản khác trong tố tụng hình sự;
b) Giao, chuyển, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
c) Giúp Kiểm sát viên trong việc lập hồ sơ kiểm sát, hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm và tiến hành hoạt động tố tụng khác.
2. Kiểm tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên về hành vi của mình.
Ngoài ra, tại Điều 59 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên
Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên
Khi được phân công tiến hành hoạt động tố tụng, Kiểm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, báo cáo kết quả với Kiểm sát viên.
2. Lập hồ sơ kiểm sát vụ việc dân sự theo phân công của Kiểm sát viên hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát.
3. Giúp Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.
Có thể thấy, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm tra viên chủ yếu là những công việc hành chính, tổng hợp phục vụ công tác điều tra, trực tiếp giúp kiểm sát viên trong hoạt động kiểm sát và thực hành việc công tố với tư cách đại diện Viện Kiêm sát được phân công.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm tra viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13 thì:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm tra viên cao cấp
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 của Nghị quyết này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu đang làm việc tại các Viện kiểm sát quân sự thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm tra viên cao cấp của Viện kiểm sát quân sự:
1. Đã là Kiểm tra viên chính ít nhất 05 năm.
2. Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ đối với Kiểm tra viên cấp dưới và đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch Kiểm tra viên cao cấp.
3. Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm tra viên cao cấp.
Theo đó, tại Điều 2 Nghị quyết 924/2015/UBTVQH13 quy định:
Tiêu chuẩn chung của Kiểm tra viên
1. Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực; có bản lĩnh chính trị vững vàng; có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Nghị quyết này.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Mặt khác, tại khoản 5 Điều 63 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, được hướng dẫn bởi Nghị quyết 82/2014/QH13 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
…
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp, Điều tra viên các ngạch, Kiểm tra viên các ngạch.
Như vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là người có quyền bổ nhiệm Kiểm tra viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân theo những tiêu chuẩn nêu trên
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?