Thực tập sinh làm việc tại Nhật Bản về nước được hỗ trợ bao nhiêu để khởi nghiệp?

Cho tôi hỏi thực tập sinh làm việc tại Nhật Bản về nước có được hỗ trợ tiền gì không? Hỗ trợ bao nhiêu để khởi nghiệp? Câu hỏi của anh C.D (Hà Tĩnh).

Thực tập sinh làm việc tại Nhật Bản về nước được hỗ trợ bao nhiêu để khởi nghiệp?

Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH) vừa thông báo kế hoạch tuyển chọn thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản theo Chương trình IM Japan (Chương trình) đợt 2 năm 2023 với số lượng không giới hạn.

Theo đó, việc tuyển chọn tuyển chọn sẽ không giới hạn số lượng thực tập sinh, làm việc tại Nhật Bản trong ngành sản xuất chế tạo và xây dựng. Người lao động (NLĐ) được lựa chọn ngành thực tập là sản xuất chế tạo hoặc xây dựng theo nguyện vọng cá nhân, ngay từ khi nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển và không được phép thay đổi ngành nghề khi đã trúng tuyển.

Tham gia Chương trình, NLĐ phải trả các chi phí như:

- Làm hộ chiếu,

- Lệ phí visa,

- Chi phí khám sức khỏe,

- Tiền ăn, tiền ký túc xá

NLĐ đóng trực tiếp cho đơn vị cung cấp dịch vụ. Trung tâm Lao động ngoài nước thu các khoản tiền quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, học phí các khoá đào tạo dự bị, chính thức trước phái cử, ôn tập trước xuất cảnh và giáo dục định hướng. NLĐ sẽ được nhận lại các khoản thu học phí và ký túc xá khóa đào tạo chính thức trước phái cử (tối đa 4 tháng) sau khi xuất cảnh sang Nhật Bản.

Trung tâm Lao động ngoài nước nhận được kinh phí chi phí quản lý Chương trình từ phía IM Japan. Khoản tiền này sẽ được chuyển vào tài khoản của NLĐ tại Việt Nam. NLĐ dừng tham gia Chương trình giữa chừng sẽ không được nhận lại khoản kinh phí này.

Tổng chi phí để tham dự Chương trình, bao gồm cả khoản học phí và ký túc xá khóa đào tạo chính thức mà thực tập sinh làm việc tại Nhật Bản nhận lại sau khi xuất cảnh, dự kiến trong khoảng từ 28-38 triệu đồng.

Ngoài các khoản chi phí nêu trên, NLĐ không phải nộp bất kỳ khoản chi phí nào khác.

Sau khi hoàn thành Chương trình và về nước đúng thời hạn, Tổ chức IM Japan sẽ hỗ trợ như sau:

- Từ 600.000 yên đối với thực tập sinh làm việc tại Nhật Bản hoàn thành 3 năm thực tập đến 1 triệu yên đối với thực tập sinh hoàn thành 5 năm thực tập (tương đương từ 120-200 triệu đồng) để khởi nghiệp;

- Được nhận khoản tiền bảo hiểm hưu trí (khoảng 80 triệu đồng sau 3 năm thực tập).

Đặc biệt, Trung tâm Lao động ngoài nước và Tổ chức IM Japan sẽ hỗ trợ NLĐ tìm kiếm việc làm sau khi hoàn thành Chương trình và về nước.

Xem chi tiết thông tin tại: https://baochinhphu.vn/ho-tro-khoi-nghiep-cho-thuc-tap-sinh-lam-viec-tai-nhat-ban-ve-nuoc-102230508161500819.htm

Thực tập sinh làm việc tại Nhật Bản về nước được hỗ trợ bao nhiêu để khởi nghiệp?

Thực tập sinh làm việc tại Nhật Bản về nước được hỗ trợ bao nhiêu để khởi nghiệp?

Nhà nước có những chính sách hỗ trợ nào cho người xuất khẩu lao động?

Căn cứ theo Điều 10, Điều 11 Nghị định 61/2015/NĐ-CP có quy định về các chính sách việc làm công, hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên và Quỹ quốc gia về việc làm như sau:

Điều 10. Chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ:
1. Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm:
a) Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
b) Tiền ăn trong thời gian thực tế học;
c) Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên hoặc từ 10 km trở lên đối với người lao động cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Riêng người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu.
2. Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
4. Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn quy trình, thủ tục và mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng.
Điều 11. Hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại Mục 3 Chương V Nghị định này.

Bên cạnh đó, tại Điều 4 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 cũng quy định về các chính sách hỗ trợ, bảo vệ người lao động xuất khẩu lao động như sau:

Chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về.
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong một số ngành, nghề, công việc cụ thể có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc Việt Nam có ưu thế được hưởng một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển ngành, nghề, công việc để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và sử dụng người lao động sau khi về nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
2. Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động phát triển thị trường lao động mới, an toàn, việc làm có thu nhập cao, ngành, nghề, công việc cụ thể giúp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Bảo đảm bình đẳng giới, cơ hội việc làm, không phân biệt đối xử trong tuyển chọn, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; có biện pháp hỗ trợ bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với các đặc điểm về giới.
5. Hỗ trợ hòa nhập xã hội và tham gia thị trường lao động sau khi về nước.

Như vậy, Nhà nước luôn cố gắng hỗ trợ và tạo điều kiện cho người lao động tìm kiếm việc làm cả trong lẫn ngoài nước, nhằm giúp người lao động có thể nâng cao đời sống của mình.

Những công việc bị cấm xuất khẩu lao động mà người lao động cần lưu ý?

Căn cứ khoản 12 Điều 7 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
...
12. Đi làm việc ở nước ngoài hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đối với công việc sau đây:
a) Công việc mát-xa tại nhà hàng, khách sạn hoặc trung tâm giải trí;
b) Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ; chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm); tiếp xúc thường xuyên với măng-gan, đi-ô-xít thủy ngân;
c) Công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại;
d) Công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất axít ni-tơ-ríc, na-tơ-ri xun-phát, đi-xun-phua các-bon hoặc thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt chuột, thuốc sát trùng, thuốc chống mối mọt có độc tính mạnh;
đ) Công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập;
e) Công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương);
g) Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả.
...

Theo quy định trên thì có 7 nhóm công việc bị cấm xuất khẩu lao động. Những công việc này đa số là những công việc nặng nhọc, ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động cũng như những công việc khó kiểm soát chất lượng.

Thực tập sinh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Khi nào hợp đồng thực tập với thực tập sinh được xem là hợp đồng lao động?
Lao động tiền lương
Thực tập sinh được trả lương bao nhiêu trong thời gian thực tập tại công ty?
Lao động tiền lương
Thực tập sinh có cần phải ký kết hợp đồng thực tập không?
Lao động tiền lương
Thực tập sinh có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Lao động tiền lương
Thực tập sinh ngành luật nghỉ có cần báo trước không?
Lao động tiền lương
Thực tập sinh làm việc tại Nhật Bản về nước được hỗ trợ bao nhiêu để khởi nghiệp?
Lao động tiền lương
Thực tập sinh có được trả lương không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thực tập sinh
1,479 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thực tập sinh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thực tập sinh

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào