Thừa phát lại không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thừa phát lại hằng năm thì bị xử phạt như thế nào?
Thừa phát lại có phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm hay không?
Theo Điều 16 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
Quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại
1. Trung thực, khách quan khi thực hiện công việc.
2. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.
3. Chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình.
4. Không đồng thời hành nghề tại 02 hoặc nhiều Văn phòng Thừa phát lại.
5. Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
6. Mặc trang phục Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định, đeo Thẻ Thừa phát lại khi hành nghề.
7. Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại (nếu có); chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của Văn phòng Thừa phát lại nơi mình đang hành nghề và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại mà mình là thành viên.
8. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Như vậy, Thừa phát lại có nghĩa vụ phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Thừa phát lại không thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thừa phát lại hằng năm thì bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát hằng năm là gì?
Theo Điều 6 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định như sau:
Việc bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm
1. Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm (sau đây gọi là bồi dưỡng nghiệp vụ) tối thiểu là 02 ngày làm việc/năm (16 giờ/năm).
2. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại bao gồm một hoặc một số vấn đề sau đây: cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật về Thừa phát lại, thi hành án dân sự, tố tụng và pháp luật có liên quan; bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng hành nghề Thừa phát lại, đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; cách thức giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hành nghề Thừa phát lại.
3. Học viện Tư pháp thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thừa phát lại theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều này và cấp giấy chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thừa phát lại.
Căn cứ tình hình thực tiễn tại địa phương, Sở Tư pháp tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thừa phát lại theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều này và cấp giấy chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thừa phát lại.
4. Thừa phát lại được công nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ nếu trong năm đó đã giảng dạy nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp hoặc đã giảng tại một lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại do cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 3 Điều này tổ chức hoặc đã tham gia làm báo cáo viên trong các chương trình tập huấn, hội thảo, tọa đàm về các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này do Cục Bổ trợ tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự tổ chức. Học viện Tư pháp, Cục Bổ trợ tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự và Sở Tư pháp cấp văn bản chứng nhận cho Thừa phát lại về việc đã tham gia giảng dạy hoặc làm báo cáo viên.
Trường hợp Thừa phát lại không phải là báo cáo viên mà tham dự các chương trình tập huấn, hội thảo, tọa đàm về các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này do Cục Bổ trợ tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự tổ chức thì 01 ngày tham dự được tính là 08 giờ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ, từ 02 ngày tham dự trở lên được tính là hoàn thành nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ. Cục Bổ trợ tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự cấp văn bản chứng nhận cho Thừa phát lại, trong đó nêu rõ số ngày tham dự.
5. Miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ đối với các trường hợp sau đây:
a) Thừa phát lại nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;
b) Thừa phát lại đang điều trị dài ngày tại cơ sở khám chữa bệnh đối với những bệnh thuộc danh mục bệnh chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế từ 03 tháng trở lên có giấy chứng nhận của cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên.
Thừa phát lại thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a và b khoản này nộp giấy tờ chứng minh cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hành nghề.
Như vậy, quy định về thời gian, nội dung và công nhận hoàn thành khóa đào tạo nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại được quy định như trên.
Thừa phát lại không thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hằng năm thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 32 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về hành nghề thừa phát lại cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hành nghề thừa phát lại
...
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thừa phát lại hằng năm mà không có lý do chính đáng;
...
Theo đó, Thừa phát lại không thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ thừa phát lại hằng năm mà không có lý do chính đáng thì bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định.
* Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?