Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người lao động ra sao theo Công điện 51/CĐ-TTg?
- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người lao động ra sao theo Công điện 51/CĐ-TTg?
- Nội quy, quy trình an toàn lao động của doanh nghiệp cần căn cứ vào đâu?
- Doanh nghiệp có quyền yêu cầu người lao động tham gia khắc phục sự cố tai nạn lao động không?
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người lao động ra sao theo Công điện 51/CĐ-TTg?
Ngày 21/05/2024 Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 51/CĐ-TTg năm 2024 chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Theo Công điện 51/CĐ-TTg năm 2024 để kịp thời chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người lao động, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
- Đối với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
+ Tiến hành tăng cường công tác quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
Thường xuyên thực hiện kiểm tra, thanh tra, bảo đảm thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, đặc biệt tại các công trình, dự án trọng điểm, trong các lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, tại các doanh nghiệp quản lý, sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
+ Khẩn trương trong việc xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 31-CT/TW năm 2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới.
- Đối với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động;
Tiến hành công khai các vi phạm lên phương tiện thông tin đại chúng và những gương điển hình tiên tiến, các kinh nghiệm hay, bài học quý về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trên toàn quốc.
- Đối với các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
+ Thực hiện việc chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quản lý rà soát kỹ các quy định, quy chuẩn, quy trình về an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhằm kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người lao động.
+ Tăng cường việc kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về an toàn, vệ sinh lao động, đặc biệt đối với các công trình, dự án trọng điểm, các doanh nghiệp có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động.
- Đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
+ Phải nêu cao trách nhiệm người đứng đầu đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, bảo đảm an ninh con người.
+ Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đầu tư, triển khai biện pháp phòng ngừa, tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát, công tác diễn tập để giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
+ Thường xuyên tiến hành việc kiểm tra việc chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động; kịp thời phát hiện, nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả và xử lý nghiêm các vi phạm.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người lao động ra sao theo Công điện 51/CĐ-TTg? (Hình từ Internet)
Nội quy, quy trình an toàn lao động của doanh nghiệp cần căn cứ vào đâu?
Theo Điều 15 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
Người sử dụng lao động căn cứ pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn, vệ sinh lao động và điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, lao động để xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó khi xây dựng ban hành và tổ chức thực hiện nội quy, quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động doanh nghiệp cần căn cứ vào pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn, vệ sinh lao động và điều kiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, lao động trong thực tế.
Doanh nghiệp có quyền yêu cầu người lao động tham gia khắc phục sự cố tai nạn lao động không?
Theo Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền sau đây:
a) Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
b) Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động;
c) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;
d) Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động.
...
Theo đó doanh nghiệp có quyền huy động người lao động tham gia khắc phục sự cố tai nạn lao động.
Ngoài ra người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc mà doanh nghiệp ban hành. Doanh nghiệp có quyền khen thưởng người lao động chấp hành tốt việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động, có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?