Thủ tục yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công như thế nào?

Thủ tục yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công như thế nào? Mẫu Đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công mới nhất hiện nay? - Câu hỏi của chị Hoa (Hải Phòng).

Ai có quyền yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công?

Theo quy định tại Điều 403 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

Yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công
1. Trong quá trình đình công hoặc trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt đình công, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
2. Người yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải làm đơn yêu cầu gửi Tòa án. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:
a) Những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 của Bộ luật này;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức lãnh đạo cuộc đình công;
c) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động nơi tập thể lao động đình công.
3. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi bản sao quyết định đình công, quyết định hoặc biên bản hòa giải của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

Theo đó, người yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công là người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện tập thể lao động.

Đình công

Thủ tục yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công như thế nào?

Thủ tục yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công như thế nào?

Theo quy định tại Điều 404 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

Thủ tục gửi đơn yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Thủ tục gửi đơn, nhận đơn, nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ đối với việc xét và quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.

Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 190, Điều 191, Điều 363, Điều 410 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về thủ tục gửi đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công như sau:

Bước 1: Người yêu cầu lập đơn và nộp cho Tòa án có thẩm quyền

- Người yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải làm đơn yêu cầu gửi cho Tòa án có thẩm quyền trong thời hạn quy định.

- Người lao động gửi đơn theo một trong các hình thức sau:

+ Nộp trực tiếp tại Tòa án;

+ Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

- Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu gửi các tài liệu, chứng cứ chứng minh tính hợp pháp của cuộc đình công cho Tòa án (nếu có)

Bước 2: Nhận đơn

- Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn yêu cầu do người yêu cầu nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.

+ Khi nhận đơn Tòa án phải ghi vào sổ nhận đơn;

+ Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.

- Khi nhận đơn yêu cầu nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người yêu cầu.

- Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người yêu cầu.

- Trường hợp nhận đơn yêu cầu bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người yêu cầu qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Bước 3: Xử lý đơn

- Ngay sau khi nhận đơn, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công và phân công một Thẩm phán chủ trì giải quyết đơn yêu cầu.

- Trường hợp đơn yêu cầu chưa ghi đầy đủ nội dung thì:

+ Thẩm phán yêu cầu người yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

+ Hết thời hạn 7 ngày mà người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu thì Thẩm phán trả lại đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho họ.

- Trường hợp xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý thì Thẩm phán thực hiện như sau:

+ Thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí, trừ trường hợp người đó được miễn hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;

+ Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự;

+ Trường hợp người yêu cầu được miễn hoặc không phải nộp lệ phí thì Thẩm phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.

Bước 4: Quyết định mở phiên họp

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu hợp pháp:

+ Thẩm phán được phân công chủ trì việc giải quyết đơn yêu cầu phải ra quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

+ Quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải được gửi ngay cho tổ chức đại diện tập thể lao động, người sử dụng lao động, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan, tổ chức liên quan.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công, Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

Mẫu Đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công mới nhất hiện nay?

Mẫu Đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công là mẫu Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự theo Mẫu số 01-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP

Dưới đây là hình ảnh Mẫu Đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công mới nhất hiện nay.

Đình công 1

Đình công 2

Tải Mẫu Đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công mới nhất hiện nay. Tải về

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01-VDS dùng để yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công:

(1) Ghi yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công;

(2) và (5) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).

(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi "- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi "- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày ………” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu. Trường hợp có nhiều người cùng làm đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,... và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.

(4) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ: thôn Bình An, xã Phú Cường, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ: trụ sở tại số 20 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

(6) Ghi cụ thể những nội dung mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết.

(7) Ghi rõ lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.

(8) Ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của những người mà người yêu cầu nhận thấy có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó.

(9) Ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.

(10) Ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, là bản sao hay bản chính, theo thứ tự 1, 2, 3,… (ví dụ: 1. Bản sao Giấy khai sinh của ông Nguyễn Văn A; 2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông Trần Văn B và bà Phạm Thị C;....).

(11) Ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu (ví dụ: Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2018; Hưng Yên, ngày 18 tháng 02 năm 2019).

(12) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp người yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Luật.

Đình công
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Đang đình công thì tổ chức đại diện người lao động có được rút quyết định đình công không?
Lao động tiền lương
Có được tiếp tục đình công khi hết thời hạn hoãn nhưng vẫn không thương lượng được?
Lao động tiền lương
Người lao động đình công được giải quyết quyền lợi thế nào?
Lao động tiền lương
Người lao động có được đình công khi chưa qua thủ tục hòa giải trong tranh chấp lao động tập thể về lợi ích không?
Lao động tiền lương
Yêu cầu tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công có phải chịu lệ phí không?
Lao động tiền lương
Người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc do đình công thì có được trả lương không?
Lao động tiền lương
02 trường hợp được rút quyết định đình công là gì?
Lao động tiền lương
Hành vi ép buộc người lao động khác đình công thì có bị nghiêm cấm không?
Lao động tiền lương
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong đình công?
Lao động tiền lương
Người lao động cần lưu ý những gì khi thực hiện đình công?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đình công
1,371 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đình công
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào