Thủ tục nâng bậc lương, nâng phụ cấp thâm niên vượt khung cho cán bộ, công chức, thuộc Bộ GDĐT như thế nào?
Thủ tục nâng bậc lương, nâng phụ cấp thâm niên vượt khung cho cán bộ, công chức, thuộc Bộ GDĐT như thế nào?
Thủ tục Nâng bậc lương thường xuyên/ nâng phụ cấp thâm niên vượt khung cho cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành kèm theo Quyết định 1313/QĐ-BGDĐT năm 2025 tải về như sau:
(1) Trình tự thực hiện: Không quy định.
(2) Cách thức thực hiện: Tiếp nhận hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua địa chỉ eoffice.moet.gov.vn
(3) Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ bao gồm: Danh sách đề nghị nâng bậc lương thường xuyên/phụ cấp thâm niên vượt khung (đợt 1 hoặc đợt 2).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
(4) Thời hạn giải quyết: Không quy định.
(5) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(6) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(7) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định nâng bậc lương thường xuyên/ nâng phụ cấp thâm niên vượt khung.
(8) Phí, lệ phí: Không.
(9) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
(10) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(i) Đối với nâng bậc lương thường xuyên
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức.
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh theo quy quy định này và qua đánh giá đạt đủ các tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:
+ Đối với cán bộ, công chức: Được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên; không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.
+ Đối với viên chức và người lao động: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên; không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
(ii) Nâng phụ cấp thâm niên vượt khung
- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã được xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức hiện giữ, thì được xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh.
- Trong suốt thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh hiện giữ hoặc trong thời gian của năm xét hưởng thêm phụ cấp thâm niên vượt khung được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên; không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.
(11) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư 08/2013/TT- BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
- Thông tư 03/2021/TT-BNV ngày 29/6/2021 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Thủ tục nâng bậc lương, nâng phụ cấp thâm niên vượt khung cho cán bộ, công chức, thuộc Bộ GDĐT như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn nào để hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức?
Theo điểm 2 Mục 2 Thông tư 04/2005/TT-BNV quy định:
Tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện như hai tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại điểm 2.1 và điểm 2.2 Mục II Thông tư 03/2005/TT-BNV trong suốt thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh hiện giữ hoặc trong thời gian của năm xét hưởng thêm phụ cấp thâm niên vượt khung.
Điều kiện thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh hiện giữ như thế nào?
Theo điểm 1 Mục 2 Thông tư 04/2005/TT-BNV được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 03/2021/TT-BNV quy định như sau:
- Thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh hiện giữ để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung quy định như sau:
+ Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có 3 năm (đủ 36 tháng) xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức từ loại A0 đến loại A3 của bảng 2, bảng 3 quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và trong chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30/9/2004 của ủy ban Thường vụ Quốc hội.
+ Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có 2 năm (đủ 24 tháng) xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, viên chức loại B và loại C của bảng 2, bảng 3 và ngạch nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4 quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.
- Các trường hợp được tính và không được tính vào thời gian để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được xác định như các trường hợp được tính và không được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại điểm 1.2 và điểm - Mục 2 Thông tư 03/2005/TT-BNV ngày 05/0/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (sau đây viết tắt là Thông tư 03/2005/TT-BNV).











- Thiết kế cơ cấu tiền lương mới cho CBCCVC và LLVT khi bỏ lương cơ sở bổ sung khoản tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ lương của năm có bao gồm phụ cấp không?
- Thủ tướng Chính phủ thống nhất lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2 9 2025 đối với người lao động trên cả nước được nghỉ tổng cộng bao nhiêu ngày?
- Tăng lương hưu lên hơn 15% cho CBCCVC và LLVT, sau đó tiếp tục tăng lương hưu trong năm 2025 được đề xuất thực hiện trong trường hợp gì?
- Toàn bộ mức lương mới thay thế khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng của CBCCVC và LLVT đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng không theo đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương?
- UBTV Quốc Hội chốt hoàn thành đề án sáp nhập tỉnh thì phải trình hồ sơ xem xét, thông qua trước ngày bao nhiêu? Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?