Thủ tục cấp thẻ nhà báo mới nhất như thế nào?
Thủ tục cấp thẻ nhà báo mới nhất như thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư 31/2021/TT-BTTTT có quy định về thủ tục cấp thẻ nhà báo như sau:
Bước 1: Cơ quan đề nghị cấp thẻ nhà báo gửi 01 bộ hồ sơ gồm có:
+ Bản khai đăng ký cấp thẻ nhà báo do người được đề nghị cấp thẻ nhà báo kê khai theo mẫu; được người đứng đầu cơ quan đề nghị cấp thẻ nhà báo ký duyệt, đóng dấu.
+ Bản sao bằng đại học, cao đẳng (đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật Báo chí 2016) có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu).
+ Bản sao quyết định tuyển dụng, hợp đồng lao động và các văn bản khác có liên quan để chứng minh thời gian công tác liên tục hai (02) năm trở lên tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ (đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu), được cơ quan báo chí xác nhận hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Danh sách tác phẩm báo chí đối với trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 26 Luật Báo chí 2016.
+ Bản tổng hợp danh sách đề nghị cấp thẻ nhà báo có chữ ký, đóng dấu xác nhận của người đứng đầu cơ quan đề nghị cấp thẻ nhà báo
Bước 2: Cơ quan đề nghị cấp thẻ nhà báo gửi hồ sơ trước ngày 01/11 và ngày 21/4 hàng năm, trước ngày 01/9 năm cuối cùng của thời hạn sử dụng thẻ nhà báo để xét cấp thẻ.
Bước 3: Bộ Thông tin và Truyền thông cấp thẻ nhà báo vào ngày 01 tháng 01 và ngày 21 tháng 6 hàng năm; trường hợp từ chối cấp thẻ, các cơ quan được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 31/2021/TT-BTTTT thông báo, nêu rõ lý do trên cống dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc bằng văn bản.
Thủ tục cấp thẻ nhà báo mới nhất như thế nào?
13 Hành vi nhà báo không được thực hiện là gì?
Căn cứ Điều 9 Luật Báo chí 2016 quy định về 12 hành vi nhà báo không được thực hiện như sau:
1. Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung:
- Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân;
- Bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân;
- Gây chiến tranh tâm lý.
2. Không được thực hiện đăng, phát thông tin có nội dung:
- Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
- Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
- Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo;
- Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.
3. Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc.
5. Tiết lộ thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.
6. Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng.
7. Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
8. Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án.
9. Thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em.
10. In, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, tác phẩm báo chí, nội dung thông tin trong tác phẩm báo chí đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, gỡ bỏ, tiêu hủy hoặc nội dung thông tin mà cơ quan báo chí đã có cải chính.
11. Cản trở việc in, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí hợp pháp tới công chúng.
12. Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.
13. Đăng, phát trên sản phẩm thông tin có tính chất báo chí thông tin quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 của Điều 9 Luật Báo chí 2016
06 trường hợp không được xét cấp thẻ là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 27 Luật Báo chí 2016 có quy định về 06 trường hợp không được xét cấp thẻ như sau:
- Không thuộc các đối tượng quy định tại Điều 26 Luật Báo chí 2016
- Đã vi phạm quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo;
- Đã bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động mà chưa hết thời hạn 12 tháng tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;
- Là đối tượng liên quan trong các vụ án chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án mà chưa được xóa án tích;
- Bị thu hồi thẻ nhà báo do vi phạm quy định của pháp luật mà thời gian thu hồi thẻ chưa quá 12 tháng kể từ ngày ra quyết định đến thời Điểm xét cấp thẻ.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?