Thủ tục bổ nhiệm lại Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSNDTC phải được thực hiện chậm nhất là khi nào?
Bổ nhiệm lại Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSNDTC là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2024/TT-VKSTC quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bổ nhiệm lần đầu là việc công chức, sỹ quan được người có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh lần đầu tiên.
2. Bổ nhiệm lại là việc công chức, sỹ quan khi hết thời hạn giữ chức vụ, chức danh, được người có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm tiếp tục giữ chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm.
3. Người được đào tạo về nghiệp vụ điều tra là người có trình độ đại học An ninh nhân dân, đại học Cảnh sát nhân dân trở lên thuộc nhóm ngành An ninh và trật tự xã hội hoặc ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, nếu là nhóm ngành, ngành khác hoặc có trình độ cử nhân Luật trở lên thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều tra.
...
Theo đó, bổ nhiệm lại Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSNDTC là việc công chức, sỹ quan khi hết thời hạn giữ chức vụ, chức danh, được người có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm tiếp tục giữ chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm.
Thủ tục bổ nhiệm lại Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSNDTC phải được thực hiện chậm nhất là khi nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục bổ nhiệm lại Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSNDTC phải được thực hiện chậm nhất là khi nào?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 01/2024/TT-VKSTC quy định về trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:
Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Chậm nhất là 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Cơ quan điều tra phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại như sau:
1. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được bổ nhiệm lại làm bản tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ gửi cấp có thẩm quyền: về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ; năng lực công tác và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; trong đó thể hiện rõ trong quá trình công tác có sản phẩm cụ thể, thành tích công tác, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm (nếu có);
2. Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt tham gia ý kiến và lấy phiếu tín nhiệm bằng phiếu kín đối với nhân sự đề nghị bổ nhiệm lại.
Thành phần: Ban thường vụ Đảng ủy, tập thể lãnh đạo Cơ quan điều tra; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương; Điều tra viên cao cấp và tương đương, Điều tra viên trung cấp và tương đương; Trưởng các đoàn thể của Cơ quan điều tra.
3. Lãnh đạo Cơ quan điều tra nhận xét, đánh giá và đề xuất việc bổ nhiệm lại.
4. Tập thể lãnh đạo, Ban thường vụ Đảng ủy Cơ quan điều tra bỏ phiếu kín đồng ý bổ nhiệm lại hoặc không đồng ý bổ nhiệm lại đối với nhân sự đang xem xét bổ nhiệm lại.
Nguyên tắc giới thiệu: Nhân sự được trên 50% số người được triệu tập ở các hội nghị (hội nghị tại khoản 2, 4 Điều này) đồng ý thì trình cấp có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệm lại. Trường hợp số phiếu đạt tỷ lệ 50% (không quá bán) số người được triệu tập đồng ý thì do người đứng đầu xem xét, quyết định; trường hợp đạt tỷ lệ dưới 50% đồng ý thì báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
...
Theo đó, chậm nhất là 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Cơ quan điều tra phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ phải thực hiện thủ tục bổ nhiệm lại.
Việc bổ nhiệm lại Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSNDTC được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 01/2024/TT-VKSTC quy định về nguyên tắc thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan điều tra của VKSNDTC như sau:
Nguyên tắc
1. Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ;
2. Bảo đảm thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định, đồng thời phát huy đầy đủ trách nhiệm cá nhân, trước hết là người đứng đầu trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ;
3. Bảo đảm công khai minh bạch, khách quan, công bằng, đúng quy định của Đảng, Nhà nước, Quân đội nhân dân và của ngành Kiểm sát nhân dân.
Theo đó, việc bổ nhiệm lại Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSNDTC được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ;
- Bảo đảm thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định, đồng thời phát huy đầy đủ trách nhiệm cá nhân, trước hết là người đứng đầu trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ;
- Bảo đảm công khai minh bạch, khách quan, công bằng và đúng quy định của Đảng, Nhà nước, Quân đội nhân dân và ngành Kiểm sát nhân dân.
Thông tư 01/2024/TT-VKSTC có hiệu lực từ ngày 10/06/2024.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?
- Chính thức lộ trình cải cách tiền lương từ 2025: Bộ Nội vụ thực hiện cải cách tiền lương của các đối tượng CBCCVC và LLVT bằng cách thực hiện việc nhiệm vụ nào?
- Công bố mức tăng lương hưu mới cho người lao động có mức lương hưu thấp vào thời điểm tháng 7/2025 đúng không?
- Kế hoạch thực hiện cải cách tiền lương của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước về nguồn lực tại Kế hoạch 189 ra sao?