Thông tư 05 quy định công thức xác định định mức tiết dạy của giáo viên trong 1 năm như thế nào?
Thông tư 05 quy định công thức xác định định mức tiết dạy của giáo viên trong 1 năm như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT quy định:
Định mức tiết dạy đối với giáo viên
1. Định mức tiết dạy là tổng số tiết lý thuyết (hoặc thực hành) giảng dạy trực tiếp (hoặc dạy trực tuyến) của mỗi giáo viên phải thực hiện trong 01 năm học.
2. Định mức tiết dạy trong 01 năm học được xác định như sau:
Định mức tiết dạy trong 01 năm học = Định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần x Số tuần giảng dạy
Trong đó, số tuần giảng dạy là số tuần giảng dạy các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục (không bao gồm số tuần dự phòng).
3. Định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần
a) Giáo viên trường tiểu học là 23 tiết, giáo viên trường trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trường trung học phổ thông là 17 tiết;
b) Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học là 21 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở là 17 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở là 17 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông là 15 tiết;
Ngoài việc dạy theo định mức tiết dạy quy định như trên, giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú còn tham gia thực hiện nhiệm vụ khác của trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú gồm quản lý học sinh, phụ đạo, bồi dưỡng học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù của trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú theo phân công của hiệu trưởng để bảo đảm hoạt động chung của nhà trường;
Theo đó, công thức xác định định mức tiết dạy của giáo viên trong 1 năm như sau:
Định mức tiết dạy trong 01 năm học | = | Định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần | x | Số tuần giảng dạy |
Thông tư 05 quy định công thức xác định định mức tiết dạy của giáo viên trong 1 năm như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời gian làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên thế nào?
Theo Điều 5 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT quy định thời gian làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên như sau:
- Thời gian làm việc trong năm học của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên trường phổ thông là 42 tuần, trong đó:
+ Số tuần giảng dạy các nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông là 37 tuần (bao gồm 35 tuần thực dạy và 02 tuần dự phòng);
+ Số tuần học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ là 03 tuần;
+ Số tuần chuẩn bị năm học mới và tổng kết năm học là 02 tuần.
- Thời gian làm việc trong năm học của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:
+ Số tuần giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế hoạch năm học là 28 tuần;
+ Số tuần học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học là 12 tuần;
+ Số tuần chuẩn bị năm học mới và tổng kết năm học là 02 tuần.
- Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng, chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách phải điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học thì số tuần giảng dạy các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông thực hiện theo quy định điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền.
Giáo viên, giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ gì?
Theo Điều 4 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của giáo viên, giáo viên chủ nhiệm như sau:
- Nhiệm vụ của giáo viên thực hiện theo quy định tại điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động theo từng cấp học, cơ sở giáo dục và quy định về nhiệm vụ theo từng hạng chức danh nghề nghiệp của cơ quan có thẩm quyền.
- Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm trường tiểu học, trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học.
- Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường dự bị đại học:
+ Thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên theo quy định;
+ Chủ động nắm bắt thông tin học sinh của lớp được phân công làm công tác chủ nhiệm; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của lớp để thúc đẩy sự tiến bộ của lớp và của học sinh; tổ chức các hoạt động sinh hoạt lớp;
+ Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ, giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan để tổ chức các hoạt động giáo dục và hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh lớp được phân công làm công tác chủ nhiệm; tổng hợp nhận xét, đánh giá học sinh cuối học kỳ I và cuối năm học; hướng dẫn học sinh bình bầu và đề nghị khen thưởng; lập danh sách đề nghị học sinh lên lớp, học sinh không được lên lớp, học sinh phải rèn luyện trong kỳ nghỉ hè; hoàn chỉnh việc ghi học bạ cho học sinh;
+ Hướng dẫn, quản lý học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức;
+ Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.
Lưu ý: Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 22/04/2025.











- Toàn bộ mức lương mới thay thế khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng của CBCCVC và LLVT đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng không theo đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương?
- UBTV Quốc Hội chốt hoàn thành đề án sáp nhập tỉnh thì phải trình hồ sơ xem xét, thông qua trước ngày bao nhiêu? Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?
- Nghị quyết 159: Chính Phủ quyết định tiếp tục tăng lương hưu, tăng tiền lương cho CBCCVC và LLVT trong năm 2025 trong trường hợp tình hình kinh tế xã hội như thế nào?
- Chốt nghỉ lễ 2 9 mấy ngày? 4 ngày hay 2 ngày? Người lao động đi làm vào ngày Quốc Khánh hưởng lương như thế nào?
- Quyết định bỏ toàn bộ hệ số lương, bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng, triển khai thực hiện chế độ tiền lương mới xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức viên chức là bao nhiêu?