Thông tư 05: Áp dụng quy đổi định mức tiết dạy đối với giáo viên ôn thi tuyển sinh cho học sinh, cụ thể ra sao?
- Thông tư 05: Áp dụng quy đổi định mức tiết dạy đối với giáo viên ôn thi tuyển sinh cho học sinh, cụ thể ra sao?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn theo Thông tư 05 như thế nào?
- Nguyên tắc xác định chế độ làm việc theo Thông tư 05 được quy định như thế nào?
Thông tư 05: Áp dụng quy đổi định mức tiết dạy đối với giáo viên ôn thi tuyển sinh cho học sinh, cụ thể ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT quy định:
Quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra tiết dạy
1. Quy đổi 01 tiết dạy trực tiếp (hoặc trực tuyến) bằng 01 tiết định mức đối với các hoạt động chuyên môn sau:
a) Dạy trực tuyến theo kế hoạch giáo dục của nhà trường (không tổ chức theo lớp học) mà số học sinh tham gia học nhỏ hơn tổng số học sinh bình quân của 02 lớp (số lượng bình quân học sinh/lớp theo quy định tại Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT);
b) Dạy tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một theo quy định (trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này);
c) Dạy liên trường (là việc giáo viên được cơ quan có thẩm quyền phân công tham gia hoạt động giảng dạy đồng thời ở từ hai trường trở lên);
d) Dạy học sinh ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo quy định.
...
Theo đó, giáo viên ôn thi tuyển sinh cho học sinh được quy đổi 01 tiết dạy trực tiếp (hoặc trực tuyến) bằng 01 tiết định mức đối với các hoạt động chuyên môn.
Thông tư 05: Áp dụng quy đổi định mức tiết dạy đối với giáo viên ôn thi tuyển sinh cho học sinh, cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn theo Thông tư 05 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT quy định như sau:
Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn
1. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường phổ thông được giảm 04 tiết/tuần.
2. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường dự bị đại học được giảm 03 tiết/tuần.
3. Tổ trưởng tổ chuyên môn hoặc tổ trưởng tổ bộ môn được giảm 03 tiết/tuần; tổ phó tổ chuyên môn hoặc tổ phó tổ bộ môn được giảm 01 tiết/tuần.
4. Tổ trưởng tổ quản lý học sinh trong trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú được giảm 03 tiết/tuần; tổ phó tổ quản lý học sinh trong trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú được giảm 01 tiết/tuần.
5. Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 06 tiết/tuần; giáo viên kiêm phó trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 05 tiết/tuần.
6. Khi nhà trường không có viên chức thiết bị, thí nghiệm, giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn (trừ phòng tin học) được giảm 03 tiết/môn/tuần, phụ trách phòng thiết bị giáo dục được giảm 03 tiết/tuần.
Như vậy, giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn được giảm định mức tiết dạy như sau:
- Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp:
+ Trường phổ thông: giảm 04 tiết/tuần.
+ Trường dự bị đại học: giảm 03 tiết/tuần.
- Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn/bộ môn:
+ Tổ trưởng: giảm 03 tiết/tuần
+ Tổ phó: giảm 01 tiết/tuần
- Tổ trưởng, tổ phó quản lý học sinh (trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú):
+ Tổ trưởng: giảm 03 tiết/tuần
+ Tổ phó: giảm 01 tiết/tuần
- Giáo viên kiêm nhiệm trưởng/phó phòng chức năng (trường dự bị đại học):
+ Trưởng phòng: giảm 06 tiết/tuần
+ Phó trưởng phòng: giảm 05 tiết/tuần
- Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn khi không có viên chức thiết bị/thí nghiệm:
+ Phòng học bộ môn (trừ tin học): giảm 03 tiết/môn/tuần
+ Phòng thiết bị giáo dục: giảm 03 tiết/tuần
Nguyên tắc xác định chế độ làm việc theo Thông tư 05 được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT quy định nguyên tắc xác định chế độ làm việc như sau:
- Thời gian làm việc của giáo viên thực hiện theo năm học và được quy đổi thành tiết dạy, bao gồm số tiết dạy trong 01 năm học và số tiết dạy trung bình trong 01 tuần theo định mức tiết dạy quy định tại Điều 7 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT. Thời gian làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng bảo đảm 40 giờ/tuần, trong đó bao gồm số tiết giảng dạy theo quy định tại Điều 8 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT.
- Việc phân công, bố trí nhiệm vụ cho giáo viên phải bảo đảm quy định về định mức tiết dạy, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật; bảo đảm công khai, công bằng giữa các giáo viên trong cùng trường. Trường hợp phải bố trí giáo viên kiêm nhiệm, hiệu trưởng ưu tiên phân công kiêm nhiệm đối với giáo viên dạy chưa đủ định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần và bảo đảm giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Căn cứ kế hoạch giáo dục, thực trạng đội ngũ và định mức tiết dạy trong 01 năm học, hiệu trưởng phân công giáo viên giảng dạy theo định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần. Trường hợp phải phân công giáo viên dạy vượt định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần (bao gồm cả tiết dạy quy đổi đối với các nhiệm vụ kiêm nhiệm) thì tổng số tiết dạy vượt trong 01 tuần không quá 50% định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần, tổng số tiết dạy vượt trong 01 năm học không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật về lao động.
- Mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá 02 nhiệm vụ quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT.
Đối với các nhiệm vụ theo quy định tại Chương III Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT (trừ nhiệm vụ kiêm nhiệm tại khoản 3, khoản 5 Điều 9; khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT) nếu đã được nhận tiền thù lao hoặc tiền phụ cấp thì không được giảm định mức tiết dạy hoặc quy đổi ra tiết dạy.
- Giáo viên giảng dạy ở trường phổ thông có nhiều cấp học được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên ở cấp học nào thì thực hiện định mức tiết dạy quy định đối với giáo viên ở cấp học đó.
Trường hợp giáo viên vừa được phân công giảng dạy ở cấp học theo chức danh được bổ nhiệm vừa được phân công giảng dạy ở cấp học khác thì mỗi tiết dạy ở cấp học khác được tính bằng 01 tiết định mức.
- Đối với nhiệm vụ chưa được quy định chế độ giảm định mức tiết dạy theo Điều 9, Điều 10, Điều 11 hoặc chưa được quy đổi ra tiết dạy theo Điều 13 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT, hiệu trưởng căn cứ vào mức độ phức tạp, khối lượng công việc của nhiệm vụ, dự kiến số tiết dạy quy đổi đối với nhiệm vụ đó và gửi xin ý kiến của Hội đồng trường. Sau khi có ý kiến thống nhất, hiệu trưởng quyết định số tiết dạy quy đổi đối với nhiệm vụ và báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý. Trường hợp không có Hội đồng trường, hiệu trưởng gửi xin ý kiến của các phó hiệu trưởng, cấp ủy và tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn.
Lưu ý: Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 22/04/2025.










- Nghị định 67: Chính thức mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi dành cho CBCCVC và người lao động nằm trong khoảng nào?
- Lao động hợp đồng được nhận tiền Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 không? Nếu được thì cần điều kiện gì?
- Nghỉ thôi việc: Chốt khen thưởng cán bộ công chức, viên chức và người lao động tại khu vực thủ đô cụ thể trong trường hợp nào?
- Ưu tiên nghỉ thôi việc: Tuổi nghỉ hưu công chức viên chức còn dưới 10 năm thì thuộc hàng ưu tiên nhất khi xét hưởng chính sách tại khu vực thủ đô đúng không?
- Tổng hợp lời chúc Valentine Đen 2025 hay, ngắn gọn, độc đáo nhất? Công ty có phải tặng quà cho người lao động vào Valentine Đen 2025 không?