Thông tư 04 2025 của BGDĐT: Quy định về Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học như thế nào?
Thông tư 04 2025 của BGDĐT: Quy định về Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học như thế nào?
Ngày 17/02/2025, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 04/2025/TT-BGDĐT quy định về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.
Theo đó, căn cứ theo Chương II Thông tư 04/2025/TT-BGDĐT có quy định về Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, cụ thể sau đây:
- Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
- Tiêu chuẩn 2: Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo
- Tiêu chuẩn 3: Hoạt động và dạy học
- Tiêu chuẩn 4: Đánh giá kết quả học tập
- Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên
- Tiêu chuẩn 6: Các dịch vụ hỗ trơ người học
- Tiêu chuẩn 7: Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và trang thiết bị
- Tiêu chuẩn 8: Đầu ra và kết quả đầu ra.
Thông tư 04 2025 của BGDĐT: Quy định về Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học
Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo là gì?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 2 Thông tư 04/2025/TT-BGDĐT có nêu như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chương trình đào tạo là một hệ thống các hoạt động giáo dục, đào tạo được thiết kế và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo, hướng tới cấp một văn bằng giáo dục đại học cho người học. Chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
2. Chất lượng của chương trình đào tạo là sự đáp ứng mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ở trình độ cụ thể, đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định liên quan đến ngành, nhóm ngành đào tạo, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.
3. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo là các yêu cầu về nội dung và điều kiện mà chương trình đào tạo phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Mỗi tiêu chuẩn có nhiều tiêu chí và có tối thiểu một tiêu chí điều kiện.
4. Tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình đào tạo là mức độ yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.
5. Tiêu chí điều kiện là tiêu chí có kết quả đánh giá bắt buộc phải ở mức "đạt" theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 của Thông tư này, là điều kiện để chương trình đào tạo/tiêu chuẩn có tiêu chí điều kiện được xem xét đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
6. Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo là việc thu thập, xử lý thông tin, đưa ra những nhận định về hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong được xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn, hướng dẫn và kiểm soát toàn bộ nội dung, các thành phần và các hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo, bao gồm: mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo; hoạt động dạy và học; đánh giá kết quả học tập; đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên (nếu có); đội ngũ nhân lực và các dịch vụ hỗ trợ người học; cơ sở hạ tầng và trang thiết bị; đầu ra và kết quả đầu ra.
7. Tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo là quá trình cơ sở đào tạo dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo, tự xem xét để báo cáo về thực trạng xây dựng và vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong về các vấn đề liên quan thuộc chương trình đào tạo để cơ sở đào tạo làm căn cứ tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
8. Đánh giá ngoài chất lượng chương trình đào tạo là quá trình khảo sát, đánh giá của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo để xác định mức độ chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
9. Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo là hoạt động đánh giá, công nhận mức độ chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo.
Theo đó, đánh giá chất lượng chương trình đào tạo là việc thu thập, xử lý thông tin, đưa ra những nhận định về hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong được xây dựng trên cơ sở các tiêu chuẩn, hướng dẫn và kiểm soát toàn bộ nội dung, các thành phần và các hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo, bao gồm:
- Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
- Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo;
- Hoạt động dạy và học;
- Đánh giá kết quả học tập; đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên (nếu có);
- Đội ngũ nhân lực và các dịch vụ hỗ trợ người học;
- Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị; đầu ra và kết quả đầu ra.
Mục đích sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo là gì?
Về mục đích sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo tại Điều 3 Thông tư 04/2025/TT-BGDĐT quy định thì:
- Cơ sở đào tạo sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo để xây dựng, vận hành và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, hướng dẫn và kiểm soát toàn bộ hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo; tự đánh giá, bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
- Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo để thẩm định hồ sơ tự đánh giá; đánh giá ngoài, hướng dẫn hoàn thiện hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong và cải tiến phương pháp vận hành hệ thống; công nhận hoặc không công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đối với các chương trình đào tạo; căn cứ bộ tiêu chuẩn này để tổ chức xây dựng các tiêu chí bổ sung, hướng dẫn đánh giá tiêu chí.






- Mức lương cơ sở 2.34 bị bãi bỏ, chốt mức tham chiếu áp dụng cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang không thấp hơn bao nhiêu?
- Chính thức trình Trung ương 05 bảng lương mới để cải cách tiền lương sau khi Bộ Chính trị triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm vào thời điểm nào?
- Chốt không giải quyết chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 đối với đối tượng nào?
- Lời chúc ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 2 dành cho thầy cô giáo dạy ngành y sâu sắc? Người hành nghề khám chữa bệnh có nghĩa vụ gì đối với người bệnh?
- Nghị định mới nhất về mức lương cơ sở năm 2025 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang là gì?