Thông tin liên hệ của cơ quan bảo hiểm thất nghiệp Cà Mau là gì?
Thông tin liên hệ của cơ quan bảo hiểm thất nghiệp Cà Mau là gì?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (Được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) người lao động có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Theo đó, cơ quan giải quyết bảo hiểm thất nghiệp Cà Mau là Trung tâm Dịch vụ việc làm Cà Mau, cụ thể:
- Địa chỉ: số 110, Phan Ngọc Hiển, khóm 6, phường 5, Tp Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
- Thông báo đường dây nóng tiếp nhận kiến nghị của tổ chức, cá nhân như sau:
- Số điện thoại cố định: 0290.2468.788 (Phòng tổ chức hành chính; Thời gian tiếp nhận trong giờ hành chính, các ngày làm việc trong tuần).
- Số điện thoại di động của Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Cà Mau: 0913.078.830; thời gian tiếp nhận 24/24 giờ, tất cả các ngày trong tuần.
- Hộp thư điện tử: phongtchc82018@gmail.com
Thông tin liên hệ của cơ quan bảo hiểm thất nghiệp Cà Mau là gì?
Trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập để thực hiện công việc gì?
Căn cứ theo Điều 38 Luật Việc làm 2013 quy định trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập thực hiện các nhiệm vụ sau:
(1) Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và cung cấp thông tin về thị trường lao động miễn phí;
(2) Cung ứng và tuyển dụng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
(3) Thu thập thông tin về thị trường lao động;
(4) Phân tích, dự báo thị trường lao động;
(5) Thực hiện các dự án, chương trình về việc làm;
(6) Đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật;
Ngoài ra trung tâm dịch vụ việc làm còn thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Điều kiện nhận bảo hiểm thất nghiệp mới nhất?
Căn cứ Điều 42 Luật Việc làm 2013 quy định về các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
1. Trợ cấp thất nghiệp.
2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
3. Hỗ trợ Học nghề.
4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Căn cứ Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.
Như vậy, khi người lao động đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp, cụ thể:
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp theo quy định
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp theo quy định.
Bên cạnh đó, người lao động được hưởng các chế độ khác trong bảo hiểm thất nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện như sau:
- Căn cứ Điều 54 Luật Việc làm 2013 quy định về điều kiện hưởng Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm như sau:
Tư vấn, giới thiệu việc làm
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà có nhu cầu tìm kiếm việc làm được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.
- Căn cứ Điều 55 Luật Việc làm 2013 quy định về điều kiện hưởng Hỗ trợ Học nghề như sau:
Điều kiện được hỗ trợ học nghề
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 49 của Luật này;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ Điều 47 Luật Việc làm 2013 quy định về điều kiện hưởng Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động như sau:
Điều kiện, thời gian và mức hỗ trợ
1. Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ;
b) Gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh;
c) Không đủ kinh phí để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động;
d) Có phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
...
Như vậy, tùy thuộc vào từng chế độ của bảo hiểm thất nghiệp mà sẽ có điều kiện hưởng riêng.
Trợ cấp thất nghiệp là chế độ thường gặp và gần gũi nhất so với người lao động.
Tham khảo thêm Toàn văn 04 chế độ bảo hiểm thất nghiệp: TẢI VỀ.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?