Thống nhất trước 30/6 toàn bộ cán bộ không chuyên trách cấp xã được sắp xếp, bố trí, thực hiện chế độ, chính sách khi tổ chức chính quyền địa phương 02 đúng không?
- Thống nhất trước 30/6 toàn bộ cán bộ không chuyên trách cấp xã được sắp xếp, bố trí, thực hiện chế độ, chính sách khi thực hiện tổ chức chính quyền địa phương 02 đúng không?
- Cán bộ không chuyên trách cấp xã được bầu cử, tuyển chọn ra sao?
- Cán bộ không chuyên trách cấp xã cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Thống nhất trước 30/6 toàn bộ cán bộ không chuyên trách cấp xã được sắp xếp, bố trí, thực hiện chế độ, chính sách khi thực hiện tổ chức chính quyền địa phương 02 đúng không?
Theo khoản 1 Mục 10 Phụ lục ban hành kèm theo Kế hoạch 47-KH/BCĐ năm 2025 quy định các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo như sau:
- Dự kiến hoàn thành trước ngày 20/4/2025: Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai xây dựng Đề án sáp nhập, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã
- Dự kiến hoàn thành trước ngày 01/5/2025: Xây dựng đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, không tổ chức cấp huyện; lấy ý kiến nhân dân, hoàn thiện đề án (theo các quy định, hướng dẫn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương), báo cáo Chính phủ (theo hướng dẫn của Chính phủ)
- Dự kiến hoàn thành trước ngày 30/6/2025:
+ Kết thúc thanh tra cấp huyện, tổ chức lại thành các tổ chức thuộc thanh tra cấp tỉnh
+ Sắp xếp, bố trí, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã khi thực hiện tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp
- Dự kiến hoàn thành trước ngày 15/8/2025:
+ Hoàn thành số hóa tài liệu của các cơ quan, tổ chức trước khi sắp xếp các đơn vị hành chính: Tài liệu cấp xã, cấp huyện hoàn thành trước 30/6/2025; tài liệu cấp tỉnh hoàn thành trước 15/8/2025.
+ Thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, không tổ chức cấp huyện sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền; bố trí cán bộ, công chức, viên chức và biên chế theo hướng cơ bản bố trí cán bộ, công chức, viên chức, toàn bộ biên chế cấp huyện, cấp xã hiện nay về cấp xã và tăng cường một số cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp ban, ngành, sở cấp tỉnh về cấp xã (nếu cần); bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị, các điều kiện bảo đảm phục vụ công tác của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan chức năng cấp xã; thành lập, quyết định chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc, biên chế của cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp của cấp ủy, Mặt trận Tổ quốc, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc ủy ban nhân dân cấp xã…
+ Ban hành các quyết định kết thúc hoạt động các đảng bộ quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
+ Ban hành các quyết định thành lập đảng bộ xã, phường, đặc khu; các quyết định chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, ủy viên ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra đảng ủy xã, phường, đặc khu nhiệm kỳ 2025 - 2030 đồng bộ với chuẩn bị nhân sự hội đồng nhân dân xã, phường, đặc khu nhiệm kỳ 2026 - 2031.
+ Sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã đồng bộ với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
- Dự kiến hoàn thành trước ngày 31/8/2025: Chuẩn bị, tổ chức đại hội đảng bộ cấp xã nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Dự kiến hoàn thành trước ngày 30/9/2025: Chuẩn bị, tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã ngay sau đại hội đảng bộ cấp xã
- Những vấn đề khác:
+ Lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 theo Kế hoạch của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
+ Quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài sản, tài chính, trụ sở trước, trong và sau khi sắp xếp đơn vị hành chính
+ Tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất trong cán bộ, đảng viên, đồng thuận trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân địa phương về tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp
Như vậy tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo sắp xếp, bố trí, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã khi thực hiện tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp dự kiến trước 30/6/2025.
Danh sách đầy đủ 34 Chủ tịch tỉnh sau khi sáp nhập tỉnh, hợp nhất tỉnh năm 2025 của các địa phương
Dự kiến tăng mức lương cơ sở năm 2026 cho đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang
Xem thêm:
>> Sáp nhập tỉnh 2025: Chốt danh sách các tỉnh sáp nhập với nhau theo Quyết định 759 như thế nào?
>> Có lịch Duyệt binh 2 9 2025 chưa?
Chi tiết lộ trình, kế hoạch sáp nhập tỉnh, tổ chức bộ máy, bố trí, sử dụng cán bộ công chức viên chức, người hoạt động không chuyên trách: TẢI VỀ.
File excel tính tiền nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo Nghị định 178: TẢI VỀ
Xem chi tiết lộ trình về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: TẢI VỀ.
Xem chi tiết toàn bộ bảng lương cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang 2025: TẢI VỀ.
Thống nhất trước 30/6 toàn bộ cán bộ không chuyên trách cấp xã được sắp xếp, bố trí, thực hiện chế độ, chính sách khi tổ chức chính quyền địa phương 02 đúng không? (Hình từ Internet)
Cán bộ không chuyên trách cấp xã được bầu cử, tuyển chọn ra sao?
Theo khoản 3 Điều 36 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, bầu cử, tuyển chọn, tiếp nhận, sử dụng, quản lý, đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật và bãi nhiệm, miễn nhiệm, thôi việc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
...
2. Nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại điều lệ tổ chức mà mình là thành viên, của pháp luật liên quan và của cấp có thẩm quyền quản lý; phối hợp, giúp cán bộ, công chức cấp xã thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đảm bảo các lĩnh vực công tác của cấp ủy, chính quyền địa phương cấp xã đều có người đảm nhiệm, theo dõi thực hiện.
3. Bầu cử, tuyển chọn người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
a) Các chức danh bầu cử thực hiện theo quy định của điều lệ tổ chức mà người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là thành viên, quy định của pháp luật có liên quan và quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý.
b) Các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã ngoài quy định tại điểm a khoản này thực hiện tuyển chọn thông qua hình thức xét tuyển.
Riêng đối với chức danh giúp việc cho Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự.
...
Theo đó việc bầu cử, tuyển chọn người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như sau:
- Đối với các chức danh bầu cử thực hiện theo quy định của điều lệ tổ chức mà người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là thành viên, quy định của pháp luật có liên quan và quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý.
- Với các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã ngoài quy định tại điểm a khoản 3 Điều 36 Nghị định 33/2023/NĐ-CP thực hiện tuyển chọn thông qua hình thức xét tuyển.
- Riêng đối với các chức danh giúp việc cho Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự.
Cán bộ không chuyên trách cấp xã cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, bầu cử, tuyển chọn, tiếp nhận, sử dụng, quản lý, đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật và bãi nhiệm, miễn nhiệm, thôi việc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
1. Tiêu chuẩn
a) Là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổ chức thực hiện và vận động Nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
c) Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục;
d) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp Trung học phổ thông;
đ) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Trung cấp trở lên.
...
Theo đó cán bộ không chuyên trách cấp xã cần đáp ứng tiêu chuẩn gồm:
- Phải là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Có phẩm chất về chính trị, đạo đức tốt; gương mẫu trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổ chức thực hiện và vận động Nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục;
- Về trình độ giáo dục phổ thông cần tốt nghiệp Trung học phổ thông;
- Về trình độ chuyên môn cần tốt nghiệp Trung cấp trở lên.



- TEMIS: Phần mềm đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên sử dụng như thế nào? Khi nào thực hiện đánh giá giáo viên trên TEMIS?
- Khoản tiền không được tính hưởng trợ cấp khi tinh giản biên chế thuộc các khoản phụ cấp khác gồm những gì theo Công văn 1814?
- Nghỉ hưu trước tuổi từ 01/7/2025, hưởng trợ cấp 10 tháng tiền lương hiện hưởng khi có bao nhiêu năm công tác theo Công văn 1814?
- Thay đổi tiêu chí đánh giá cán bộ công chức, viên chức theo từng đặc điểm, từng địa phương theo Công văn 1814 có đúng không?
- Công văn 1767 quyết định chưa giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc đối với CCVC và người lao động trong trường hợp nào?