Thống nhất tăng thời gian hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú là người dân tộc thiểu số có đúng không? Định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần của giáo viên trường tiểu học thông thường là bao nhiêu?
Thống nhất tăng thời gian hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú là người dân tộc thiểu số có đúng không?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 66/2025/NĐ-CP quy định:
Mức hưởng chính sách đối với trẻ em nhà trẻ bán trú, học sinh bán trú, học viên bán trú, học sinh dân tộc nội trú và học sinh dự bị đại học
1. Chính sách đối với trẻ em nhà trẻ bán trú
Hỗ trợ tiền ăn trưa: Mỗi trẻ em nhà trẻ được hỗ trợ mỗi tháng là 360.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học.
2. Chính sách đối với học sinh bán trú và học viên bán trú
a) Hỗ trợ tiền ăn: Mỗi học sinh, học viên được hỗ trợ mỗi tháng là 936.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học;
b) Hỗ trợ tiền nhà ở: Mỗi học sinh bán trú, học viên bán trú phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí chỗ ở trong trường hoặc học sinh lớp 1, lớp 2, học sinh khuyết tật có nhu cầu tự túc chỗ ở gần trường để người thân chăm sóc thì mỗi tháng được hỗ trợ 360.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học;
c) Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh, học viên được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học;
d) Học sinh bán trú lớp 1 là người dân tộc thiểu số có học tiếng Việt trước khi vào học chương trình lớp 1 thì được hưởng thêm 01 tháng các chính sách quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này.
...
Theo đó, học sinh bán trú về cơ bản sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ tiền ăn là là 360.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học.
Tuy nhiên, có một trường hợp được tăng thời gian hưởng chính sách hỗ trợ tiền ăn thêm 1 tháng chính là học sinh bán trú lớp 1 là người dân tộc thiểu số có học tiếng Việt trước khi vào học chương trình lớp 1.
Như vậy, không phải người dân tộc thiểu số nào cũng được tăng thời gian hưởng chính sách hỗ trợ tiền ăn, mà chỉ có những học sinh bán trú lớp 1 là người dân tộc thiểu số có học tiếng Việt trước khi vào học chương trình lớp 1 mới được tăng.
Thống nhất tăng thời gian hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú là người dân tộc thiểu số có đúng không? (Hình từ Internet)
Định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần của giáo viên trường tiểu học thông thường là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT quy định:
Định mức tiết dạy đối với giáo viên
...
3. Định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần
a) Giáo viên trường tiểu học là 23 tiết, giáo viên trường trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trường trung học phổ thông là 17 tiết;
b) Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học là 21 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở là 17 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở là 17 tiết, giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông là 15 tiết;
Ngoài việc dạy theo định mức tiết dạy quy định như trên, giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú còn tham gia thực hiện nhiệm vụ khác của trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú gồm quản lý học sinh, phụ đạo, bồi dưỡng học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù của trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú theo phân công của hiệu trưởng để bảo đảm hoạt động chung của nhà trường;
c) Giáo viên trường, lớp dành cho người khuyết tật là 21 tiết đối với cấp tiểu học, 17 tiết đối với cấp trung học cơ sở, 15 tiết đối với cấp trung học phổ thông;
d) Giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết;
đ) Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là 02 tiết đối với trường tiểu học có từ 28 lớp trở lên ở vùng 2 và vùng 3, 19 lớp trở lên ở vùng 1; 08 tiết đối với các trường tiểu học còn lại.
Căn cứ chia vùng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập;
e) Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là 02 tiết đối với trường trung học cơ sở có từ 28 lớp trở lên ở vùng 2 và vùng 3, 19 lớp trở lên ở vùng 1; 06 tiết đối với các trường trung học cơ sở còn lại;
g) Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là 02 tiết đối với trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng số lớp cấp tiểu học và trung học cơ sở từ 28 lớp trở lên ở vùng 2 và vùng 3, 19 lớp trở lên ở vùng 1; 06 tiết đối với các trường trung học phổ thông có nhiều cấp học còn lại.
Theo đó, giáo viên trường tiểu học thông thường có định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần là 23 tiết.
Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên tiểu học như thế nào?
Căn cứ theo Chương 1 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên tiểu học như sau:
- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục tiểu học.
- Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh.
- Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.



- Chính thức: Tiêu chí đánh giá cán bộ công chức viên chức và người lao động theo Công văn 1814 để sắp xếp tổ chức bộ máy như thế nào?
- Chính thức quyết định mức lương mới thay thế khi ngừng lương cơ sở 2,34 triệu chiếm 70% tổng quỹ lương có đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng không?
- Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 178 về tiêu chí đánh giá cán bộ công chức, viên chức và người lao động để thực hiện sắp xếp và giải quyết chính sách, chế độ như thế nào?
- Chốt lịch nghỉ hè 2025 học sinh Hà Nội còn bao nhiêu ngày? Tính thời gian nghỉ hè nếu trùng với thời gian nghỉ thai sản của giáo viên nữ như thế nào?
- Những hình thức xử phạt bổ sung đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động gồm những gì?