Thông báo triệu tập thí sinh dự thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức phải nêu rõ những nội dung gì?
Thông báo triệu tập thí sinh dự thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức phải nêu rõ những nội dung gì?
Căn cứ Điều 29 Thông tư 17/2023/TT-BNV quy định như sau:
Công tác chuẩn bị
1. Chậm nhất trước 15 ngày làm việc tính đến ngày tổ chức kiểm định, Hội đồng kiểm định có trách nhiệm gửi thông báo triệu tập thí sinh dự thi. Nội dung thông báo triệu tập ghi rõ thời gian, địa điểm làm thủ tục dự thi; thời gian, địa điểm tổ chức thi và các nội dung khác liên quan.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc tính đến ngày tổ chức kiểm định, Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kiểm định phải hoàn thành các công tác chuẩn bị cho kỳ thi như sau:
a) Danh sách gọi vào phòng thi; các loại biên bản, phục vụ cho công tác kiểm định.
b) Thẻ của thành viên Hội đồng kiểm định, Ban giám sát, các ban giúp việc của Hội đồng kiểm định. Thẻ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng kiểm định, Trưởng ban giám sát, Phó Trưởng ban giám sát, thành viên Ban giám sát, Trưởng ban coi thi, Phó Trưởng ban coi thi, Trưởng điểm thi, Phó Trưởng điểm thi in đầy đủ họ tên và chức danh. Thẻ của các thành viên khác chỉ in chức danh.
c) Cơ sở vật chất để tổ chức thi trên máy vi tính và văn phòng phẩm phục vụ kỳ thi.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc tính đến ngày tổ chức kiểm định, Hội đồng kiểm định có trách nhiệm niêm yết danh sách thí sinh theo số báo danh, theo phòng thi, sơ đồ vị trí các phòng thi, nội quy, hình thức, thời gian thi tại điểm thi.
Theo đó, nội dung thông báo triệu tập thí sinh dự thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức phải nêu rõ thời gian, địa điểm làm thủ tục dự thi; thời gian, địa điểm tổ chức thi và các nội dung khác liên quan.
Thông báo triệu tập thí sinh dự thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức phải nêu rõ những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Người đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức thực hiện đăng ký theo nội dung nào?
Căn cứ Điều 30 Thông tư 17/2023/TT-BNV quy định như sau:
Đăng ký dự kiểm định
1. Hội đồng kiểm định ban hành Hướng dẫn đăng ký dự kiểm định. Người đăng ký dự kiểm định thực hiện đăng ký trực tuyến trên Trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức hoặc theo nội dung trong Hướng dẫn đăng ký dự kiểm định.
2. Khi đăng ký dự kiểm định, người đăng ký được quyền chọn đợt thi, địa điểm đăng ký dự thi. Trong trường hợp sắp xếp địa điểm tổ chức thi, điểm thi, ca thi, Hội đồng kiểm định có thể thay đổi địa điểm tổ chức thi, điểm thi, ca thi và thông báo cho người đăng ký biết trước ít nhất 07 ngày làm việc tính đến ngày tổ chức thi. Tài khoản đăng ký dự kiểm định được duy trì 12 tháng kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký dự kiểm định.
3. Khi đăng ký dự kiểm định thành công trên Trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức hoặc theo hướng dẫn của Hội đồng kiểm định, người đăng ký được gửi giấy xác nhận đăng ký dự kiểm định vào địa chỉ email đã đăng ký.
4. Chi phí đăng ký dự kiểm định theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định số 06/2023/NĐ-CP và được thông báo trong kế hoạch kiểm định hàng năm của Bộ Nội vụ. Chi phí đăng ký dự kiểm định đã nộp không hoàn lại.
Theo đó, người đăng ký dự kiểm định thực hiện đăng ký trực tuyến trên Trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức hoặc theo nội dung trong Hướng dẫn đăng ký dự kiểm định.
Nhiệm vụ của Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức là gì?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định:
Hội đồng kiểm định
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định thành lập Hội đồng kiểm định để tổ chức việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức (sau đây gọi là Hội đồng kiểm định). Hội đồng kiểm định có 07 hoặc 09 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Nội vụ.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo bộ phận tham mưu về công tác kiểm định của Bộ Nội vụ.
c) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng đại diện bộ phận tham mưu về công tác kiểm định của Bộ Nội vụ.
d) Các ủy viên khác do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định.
2. Hội đồng kiểm định làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp số ý kiến bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thành lập các bộ phận giúp việc: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định, Ban coi thi, Ban Thư ký.
b) Tổ chức thu chi phí tổ chức kiểm định và sử dụng chi phí tổ chức kiểm định theo quy định.
c) Kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định, tổ chức kiểm định theo nội quy, quy chế.
d) Báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức quyết định công nhận kết quả kiểm định.
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kiểm định.
e) Hội đồng kiểm định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
3. Không bố trí những người có quan hệ là ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người đăng ký kiểm định hoặc của bên vợ (chồng) của người đăng ký kiểm định; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người đăng ký kiểm định; những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng kiểm định, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng kiểm định.
Theo đó, Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thành lập các bộ phận giúp việc: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định, Ban coi thi, Ban Thư ký.
- Tổ chức thu chi phí tổ chức kiểm định và sử dụng chi phí tổ chức kiểm định theo quy định.
- Kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định, tổ chức kiểm định theo nội quy, quy chế.
- Báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức quyết định công nhận kết quả kiểm định.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kiểm định.
- Hội đồng kiểm định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?