Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài và Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân có giống nhau không?
- Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài và Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân có giống nhau không?
- Có cần tiến hành hòa giải trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân không?
- Trong tranh chấp lao động cá nhân, người lao động có được miễn tạm ứng án phí, án phí khi khởi kiện ra Tôa không?
Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài và Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân có giống nhau không?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 190 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như sau:
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
...
2. Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
3. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
...
Theo đó, thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài và Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là không giống nhau. Trong đó, thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp là 09 tháng còn thời hiệu yêu cầu đối với Tòa án là 01 năm (thời hiệu được tính kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm).
Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài và Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân có giống nhau không? (Hình từ Internet)
Có cần tiến hành hòa giải trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
...
Theo đó, tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau:
- Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải;
- Tranh chấp trong trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
- Tranh chấp về giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
- Tranh chấp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Tranh chấp giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
Trong tranh chấp lao động cá nhân, người lao động có được miễn tạm ứng án phí, án phí khi khởi kiện ra Tôa không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 12 Quyết nghị ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định như sau:
Miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án
1. Những trường hợp sau đây được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí:
a) Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
...
Theo đó, khi khởi kiện người sử dụng lao động ra Tòa, người lao động được miễn tạm ứng án phí, án phí Tòa án khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Người lao động khởi kiện đòi tiền lương;
- Người lao động khởi kiện đòi trợ cấp mất việc làm;
- Người lao động khởi kiện đòi trợ cấp thôi việc;
- Người lao động khởi kiện đòi bảo hiểm xã hội;
- Người lao động khởi kiện đòi tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Người lao động khởi kiện để giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại;
- Người lao động khởi kiện vì bị sa thải;
- Người lao động khởi kiện vì bị chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?