Thời hiệu khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức lần 2 là bao lâu?
Thời hiệu khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức lần 2 là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 48 Luật Khiếu nại 2011 quy định như sau:
Thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định kỷ luật.
Thời hiệu khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Theo đó, thời hiệu khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức lần 2 là 30 ngày, kể từ ngày công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Nếu công chức bị ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Thời hiệu khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức lần 2 là bao lâu?
Giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức thuộc thẩm quyền của ai?
Căn cứ theo Điều 51 Luật Khiếu nại 2011 có quy định như sau:
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp còn khiếu nại tiếp.
3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
Như vậy, thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức thuộc về:
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý nếu giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý công chức nếu giải quyết khiếu nại lần tiếp theo.
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ nếu giải quyết khiếu nại đối với các quyết định sau mà đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết:
+ Quyết định kỷ luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
+ Quyết định kỷ luật của Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ
+ Quyết định kỷ luật của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Công chức khởi kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc khi đã hết thời hiệu khởi kiện thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo điểm g khoản 1 Điều 143 Luật Tố tụng hành chính 2015, được bổ sung bởi khoản 7 Điều 2 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 quy định như sau:
Đình chỉ giải quyết vụ án
1. Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong các trường hợp sau đây:
a) Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng;
b) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện trong trường hợp không có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện đã rút;
c) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút đơn yêu cầu độc lập;
d) Người khởi kiện không nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mà không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Luật này thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu độc lập của họ;
đ) Người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt trừ trường hợp họ đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
e) Người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đồng ý rút yêu cầu
g) Thời hiệu khởi kiện đã hết;
...
Như vậy, công chức khởi kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc khi đã hết thời hiệu khởi kiện thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án nếu Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án.
- Cập nhật mức lương cơ bản mới khi cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang có đặc điểm gì sau khi bãi bỏ mức lương cơ sở?
- Lý do bãi bỏ lương cơ sở 2.34 triệu đồng của CBCCVC và LLVT là gì?
- Tăng lương giáo viên trường công lập theo kế hoạch mới so với mức lương theo lương cơ sở bao nhiêu?
- Kế hoạch tinh giản biên chế năm 2025 để cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào theo Kế hoạch 185?
- Bảng lương chính thức: 07 bảng lương theo lương cơ sở 2.34 hay 05 bảng lương cụ thể số tiền chiếm 70% tổng quỹ lương áp dụng cho CBCCVC và LLVT sau 2026?