Thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác với công chức viên chức giáo dục là bao lâu?
Thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác với công chức viên chức giáo dục là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo quy định tại Điều 2 của Thông tư này là từ đủ 03 (ba) năm đến 05 (năm) năm. Thời điểm tính thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là thời điểm có văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Và căn cứ theo Điều 1 Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại chính quyền địa phương.
2. Thông tư này áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại chính quyền địa phương.
3. Thông tư này không áp dụng đối với giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác với công chức viên chức giáo dục là từ đủ 03 (ba) năm đến 05 (năm) năm.
Thời điểm tính thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là thời điểm có văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Lưu ý, công chức viên chức giáo dục thuộc đối tượng tại Điều 1 Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT.
Thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác với công chức, viên chức giáo dục là bao lâu? (Hình từ Internet)
Vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi
1. Tuyển sinh, đào tạo thuộc các trường công lập.
2. Phân bổ chỉ tiêu, quản lý tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; phân bổ chỉ tiêu đào tạo sau đại học và chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài tại các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương.
3. Thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
4. Thẩm định tài liệu giáo dục địa phương, tài liệu, giáo trình, giáo cụ giảng dạy, các vật tư kỹ thuật khác phục vụ giảng dạy, nghiên cứu.
5. Thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc phạm vi quản lý.
6. Quản lý các đề án, dự án thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
7. Phân bổ, thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Theo đó, toàn bộ vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi gồm:
- Tuyển sinh, đào tạo thuộc các trường công lập.
- Phân bổ chỉ tiêu, quản lý tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; phân bổ chỉ tiêu đào tạo sau đại học và chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài tại các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương.
- Thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Thẩm định tài liệu giáo dục địa phương, tài liệu, giáo trình, giáo cụ giảng dạy, các vật tư kỹ thuật khác phục vụ giảng dạy, nghiên cứu.
- Thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc phạm vi quản lý.
- Quản lý các đề án, dự án thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
- Phân bổ, thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng công chức viên chức giáo dục thuộc về ai?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 3086/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định như sau:
Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng
1. Đối với đơn vị
a) Bộ trưởng thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ.
b) Người đứng đầu đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng các đơn vị cấu thành của đơn vị mình (nếu có).
2. Đối với công chức
a) Bộ trưởng thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đối với Thứ trưởng và người đứng đầu các đơn vị thuộc Bộ.
b) Người đứng đầu các đơn vị sử dụng công chức thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng công chức đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý.
3. Đối với viên chức
a) Bộ trưởng thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức quản lý là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm. Đối với các cơ sở giáo dục đại học, Bộ trưởng thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức đối với chủ tịch hội đồng trường/chủ tịch hội đồng đại học, hiệu trưởng/giám đốc. Hội đồng trường/hội đồng đại học đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức đối với phó hiệu trưởng/phó giám đốc cơ sở giáo dục đại học, phó chủ tịch hội đồng trường (nếu có).
b) Người đứng đầu Cục, Văn phòng, Thanh tra thực hiện việc đánh giá đối với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu đơn vị cấu thành trực thuộc Cục, Văn phòng, Thanh tra (nếu có).
c) Người đứng đầu các đơn vị sử dụng viên chức (không phải là Cục, Văn phòng, Thanh tra) thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thuộc quyền quản lý hoặc phân công, phân cấp việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.
Theo đó, thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng công chức viên chức Bộ GD&ĐT thuộc về:
- Đối với công chức: Bộ trưởng; Người đứng đầu các đơn vị sử dụng công chức.
- Đối với viên chức: Bộ trưởng; Hội đồng trường/hội đồng đại học; Người đứng đầu Cục, Văn phòng, Thanh tra; Người đứng đầu các đơn vị sử dụng viên chức (không phải là Cục, Văn phòng, Thanh tra).




- Bãi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu, mức lương mới thay thế trong bảng lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang theo dự kiến là gì?
- Chốt: Danh sách cán bộ công chức tự nguyện xin nghỉ tinh giản trình UBND Thành phố Hà Nội vào thời gian nào hàng tháng?
- Sáp nhập xã: Người hoạt động không chuyên trách tại các xã bị sáp nhập có bị hạn chế về chế độ hỗ trợ tài chính so với CBCC chuyên trách không?
- Nghị định 67: Chính thức mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi dành cho CBCCVC và người lao động nằm trong khoảng nào?
- Songkran là lễ hội gì? Lễ hội Songkran tổ chức ở đâu? Lễ hội Songkran có thuộc trong các ngày lễ lớn của Việt Nam không? Người lao động có được nghỉ vào ngày này không?