Thời giờ làm việc tối đa của nhân viên tuần đường sắt tại những nơi có khối lượng công việc ít, không liên tục là bao nhiêu giờ?
Nhân viên tuần đường sắt có nhiệm vụ gì?
Tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT có quy định:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên tuần đường, tuần cầu, tuần hầm
…
2. Nhiệm vụ:
a) Kiểm tra theo dõi, phát hiện kịp thời các hư hỏng, chướng ngại và xử lý bảo đảm an toàn chạy tàu trong phạm vi địa giới được phân công, ghi chép đầy đủ vào số tuần tra, báo cáo cấp trên theo quy định;
b) Sửa chữa, giải quyết kịp thời các hư hỏng, chướng ngại nhỏ, tham gia bảo trì cầu, đường, hầm theo phân công;
c) Kịp thời phòng vệ, nhanh chóng thông tin hoặc báo hiệu dừng tàu khi phát hiện thấy hư hỏng, chướng ngại có nguy cơ làm mất an toàn giao thông;
d) Tham gia bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt và phương tiện giao thông đường sắt trong phạm vi được phân công.
3. Quyền hạn: Thực hiện các biện pháp báo hiệu dừng tàu nếu thấy chưa đủ điều kiện an toàn chạy tàu cần thiết, báo cáo ngay cho trực ban chạy tàu ga đầu khu gian và lãnh đạo cấp trên trực tiếp biết.
Như vậy, nhân viên tuần đường sắt có những nhiệm vụ sau:
- Kiểm tra theo dõi, phát hiện kịp thời các hư hỏng, chướng ngại và xử lý bảo đảm an toàn chạy tàu trong phạm vi địa giới được phân công, ghi chép đầy đủ vào số tuần tra, báo cáo cấp trên theo quy định;
- Sửa chữa, giải quyết kịp thời các hư hỏng, chướng ngại nhỏ, tham gia bảo trì cầu, đường, hầm theo phân công;
- Kịp thời phòng vệ, nhanh chóng thông tin hoặc báo hiệu dừng tàu khi phát hiện thấy hư hỏng, chướng ngại có nguy cơ làm mất an toàn giao thông;
- Tham gia bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt và phương tiện giao thông đường sắt trong phạm vi được phân công.
Thời giờ làm việc tối đa của nhân viên tuần đường sắt tại những nơi có khối lượng công việc ít, không liên tục là bao nhiêu giờ? (Hình từ Internet)
Số giờ làm việc tối đa của nhân viên tuần đường sắt tại những nơi có khối lượng công việc ít, không liên tục là bao nhiêu giờ?
Tại điểm e khoản 2 Điều 4 Thông tư 21/2015/TT-BGTVT có quy định:
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc theo ban
...
2. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
...
đ) Các chức danh làm việc tại những nơi có khối lượng công việc không nhiều, không liên tục, thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày không quá 12 giờ: Thời gian lên ban không quá 12 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 12 giờ, số ban tối đa trong tháng là 26 ban; hoặc người sử dụng lao động có thể bố trí để người lao động làm 2 ban liên tục sau đó mới thực hiện nghỉ xuống ban (thời gian lên ban không quá 24 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 13 ban);
e) Các chức danh làm việc tại những nơi có khối lượng công việc ít, không liên tục, thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày không quá 08 giờ: Thời gian lên ban không quá 16 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 08 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 26 ban; hoặc người sử dụng lao động có thể bố trí để người lao động làm 03 ban liên tục sau đó mới thực hiện nghỉ xuống ban (thời gian lên ban không quá 48 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 08 ban - Trường hợp này phải được sự đồng ý của người lao động).
Theo đó, nhân viên tuần đường sắt làm việc tại những nơi có khối lượng công việc ít, không liên tục, thời giờ thực hiện công việc cần thiết thực tế trong ngày không quá 08 giờ, trong đó:
- Thời gian lên ban không quá 16 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 08 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 26 ban. Có nghĩa là người lao động làm việc 16 tiếng, sau đó được nghỉ 8 tiếng trước khi bắt đầu ca làm việc mới, hoặc
- Người sử dụng lao động khi được sự đồng ý của người lao động có thể bố trí để người lao động làm 03 ban liên tục sau đó mới thực hiện nghỉ xuống ban (thời gian lên ban không quá 48 giờ, thời gian xuống ban ít nhất 24 giờ, số ban tối đa trong một tháng là 08 ban). Có nghĩa là người lao động làm việc 48 tiếng, sau đó được nghỉ 24 tiếng trước khi bắt đầu ca làm việc mới.
Như vậy, số giờ làm việc làm việc tối đa của nhân viên tuần đường sắt làm việc tại những nơi có khối lượng công việc ít, không liên tục là 16 giờ hoặc 48 giờ, đảm bảo số giờ làm việc tối đa trong tháng là 384 giờ.
Nhân viên tuần đường sắt phải đảm bảo những tiêu chuẩn gì?
Tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT có quy định:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên tuần đường, tuần cầu, tuần hầm
1. Tiêu chuẩn:
a) Là công nhân duy tu, sửa chữa đường sắt, cầu đường sắt, hầm đường sắt có 03 năm làm việc trở lên và có bằng, chứng chỉ chuyên môn về đường sắt, cầu, hầm đường sắt, tuần đường, tuần cầu, tuần hầm đường sắt;
b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với các chức danh tuần đường, tuần cầu, tuần hầm và đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ tuần đường, tuần cầu, tuần hầm do doanh nghiệp sử dụng các chức danh tuần đường, tuần cầu, tuần hầm tổ chức.
…
Như vậy, nhân viên tuần đường sắt phải đảm bảo những tiêu chuẩn nêu trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?