Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu có quyền ra tín hiệu dừng tàu không?
- Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu đường sắt có quyền ra tín hiệu dừng tàu không?
- Chức danh nào được phép làm công việc của chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu?
- Nhiệm vụ của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị như thế nào?
- Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị yêu cầu tiêu chuẩn như thế nào?
Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu đường sắt có quyền ra tín hiệu dừng tàu không?
Tại khoản 3 Điều 23 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định về quyền hạn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu
...
3. Quyền hạn: Có quyền ra tín hiệu dừng tàu, báo cho lái tàu không cho tàu chạy nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết.
Theo quy định về quyền hạn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu nêu trên, nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu có quyền ra tín hiệu dừng tàu, báo cho lái tàu không cho tàu chạy nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết.
Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu có quyền ra tín hiệu dừng tàu không? (Hình từ Internet)
Chức danh nào được phép làm công việc của chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu?
Tại điểm a khoản 1 Điều 24 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Đảm nhận chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị
1. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu được phép làm công việc của các chức danh khác theo sự phân công của người sử dụng lao động theo quy định sau đây:
a) Chức danh lái tàu được phép làm công việc của chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu;
b) Chức danh nhân viên điều độ chạy tàu được phép làm công việc của các chức danh trực tiếp phục vụ chạy tàu mà trước đây đã đảm nhiệm công tác trong thời gian ít nhất 01 năm.
Như vậy, theo quy định trên, chức danh lái tàu được phép làm công việc của chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu theo sự phân công của người sử dụng lao động.
Nhiệm vụ của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 23 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu
...
2. Nhiệm vụ: Là người hỗ trợ cho lái tàu thực hiện việc kiểm tra, giám sát, bảo đảm an toàn cho hành khách lên xuống tàu và thông báo cho lái tàu biết để vận hành tàu an toàn, phối hợp với lái tàu tham gia giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt trên tuyến;
Như vậy, nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu là người hỗ trợ cho lái tàu thực hiện việc kiểm tra, giám sát, bảo đảm an toàn cho hành khách lên xuống tàu và thông báo cho lái tàu biết để vận hành tàu an toàn, phối hợp với lái tàu tham gia giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt trên tuyến.
Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị yêu cầu tiêu chuẩn như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu
1. Tiêu chuẩn:
a) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn về vận tải hoặc khai thác đường sắt đô thị;
b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Đã qua thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu và đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ hỗ trợ an toàn trên tàu do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị tổ chức sát hạch.
...
Theo khoản 1 Điều 19 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định có quy định:
Chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị
Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị bao gồm các chức danh sau đây:
1. Nhân viên điều độ chạy tàu.
2. Lái tàu.
3. Nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga.
4. Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu.
Theo đó, nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu là một trong những chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị.
Theo quy định về tiêu chuẩn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu nêu trên, nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn về vận tải hoặc khai thác đường sắt đô thị.
Đồng thời, phải có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và đã qua thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu và đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ hỗ trợ an toàn trên tàu do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị tổ chức sát hạch.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?