Thời gian tổ chức hội nghị người lao động do ai quyết định?

Cho tôi hỏi thời gian tổ chức hội nghị người lao động do ai quyết định? Chủ trì hội nghị người lao động cấp doanh nghiệp gồm mấy thành viên? Câu hỏi từ anh Hào (Ninh Bình).

Thời gian tổ chức hội nghị người lao động do ai quyết định?

Căn cứ Mục 2 Phần 3 Hướng dẫn 41/HD-TLĐ năm 2021 quy định về thời điểm tổ chức hội nghị người lao động như sau:

II. THỜI ĐIỂM TỔ CHỨC HỘI NGHỊ
1. Thời điểm tổ chức hội nghị cấp trực thuộc doanh nghiệp
Hội nghị các đơn vị trực thuộc tiến hành theo kế hoạch tổ chức hội nghị của doanh nghiệp do NSDLĐ ban hành.
2. Thời điểm tổ chức hội nghị cấp doanh nghiệp
Căn cứ tình hình thực tế, công đoàn đề xuất với NSDLĐ thời điểm tổ chức hội nghị cho phù hợp. Có thể được quy định trong Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp (ví dụ: Quý I hàng năm).
Để phát huy quyền dân chủ của NLĐ trong việc đánh giá kết quả hoạt động của năm trước và đề xuất giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm công tác mới, công đoàn nên đề xuất với NSDLĐ tổ chức hội nghị vào quý I hàng năm. Đối với công ty cổ phần, thời điểm tổ chức nên trước Đại hội cổ đông thường niên để NLĐ có thể kiến nghị những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu và được trình, giải quyết kịp thời tại Đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp.
3. Thời điểm tổ chức hội nghị cấp tập đoàn, tổng công ty
Khuyến khích công đoàn cấp trên cơ sở phối hợp với NSDLĐ tổ chức hội nghị cấp Tập đoàn, Tổng Công ty, thời điểm tổ chức do hai bên xác định.
Trình tự, nội dung tổ chức hội nghị do hai bên thống nhất, có thể vận dụng theo mục I, phần này.

Theo đó, thời điểm tổ chức hội nghị người lao động do người sử dụng lao động quyết định.

Thời gian tổ chức hội nghị người lao động do ai quyết định?

Thời gian tổ chức hội nghị người lao động do ai quyết định? (Hình từ Internet)

Nội dung của hội nghị người lao động gồm những gì?

Căn cứ Điều 47 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về hội nghị người lao động, cụ thể như sau:

Hội nghị người lao động
1. Hội nghị người lao động do người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) tổ chức hằng năm theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu.
2. Nội dung hội nghị người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Bộ luật Lao động và các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
3. Hình thức tổ chức hội nghị, nội dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức phổ biến kết quả hội nghị người lao động thực hiện theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Điều 48 Nghị định này.

Dẫn chiếu Điều 64 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nội dung đối thoại tại nơi làm việc
1. Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật này.
2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
c) Điều kiện làm việc;
d) Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
đ) Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
e) Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.

Theo đó, nội dung hội nghị người lao động được thực hiện theo nội dung đối thoại tại nơi làm việc và các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.

Chủ trì hội nghị người lao động cấp doanh nghiệp gồm mấy thành viên?

Căn cứ tiểu mục 3 Mục 1 Phần 2 Hướng dẫn 41/HD-TLĐ năm 2021 quy định như sau:

I. TRÌNH TỰ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NLĐ
...
3. Tổ chức hội nghị cấp doanh nghiệp
3.1. Cơ quan điều hành, giúp việc hội nghị
- Chủ trì hội nghị: Là người điều hành hội nghị và giải quyết các vấn đề phát sinh tại hội nghị theo thẩm quyền. Chủ trì hội nghị gồm 02 thành viên, một người đại diện cho NSDLĐ, một người đại diện cho ban chấp hành công đoàn, được đề xuất từ phía các bên và tiến hành bầu tại hội nghị. Hai thành viên chủ trì hội nghị bình đẳng về quyền, phân công nhiệm vụ điều hành phù hợp, tương xứng với vai trò, trách nhiệm của từng thành viên. Trong trường hợp hai thành viên không thống nhất được về một vấn đề cụ thể thì xin ý kiến hội nghị.
- Thư ký hội nghị: Là người ghi chép biên bản hội nghị, giúp chủ trì hội nghị xử lý các vấn đề liên quan đến hội nghị, hoàn thiện các văn bản hội nghị ngay sau khi hội nghị kết thúc. Thư ký hội nghị gồm 02 thành viên do người chủ trì hội nghị của các bên (NSDLĐ và tổ chức công đoàn hoặc đại diện tập thể NLĐ) cử.
...

Theo đó, chủ trì hội nghị người lao động là người điều hành hội nghị và giải quyết các vấn đề phát sinh tại hội nghị theo thẩm quyền.

Chủ trì hội nghị gồm 02 thành viên, một người đại diện cho NSDLĐ, một người đại diện cho ban chấp hành công đoàn, được đề xuất từ phía các bên và tiến hành bầu tại hội nghị.

Hội nghị người lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Nội dung hội nghị người lao động bao gồm những gì theo quy định mới nhất?
Lao động tiền lương
Nội dung hội nghị người lao động có bắt buộc nội dung xây dựng bảng lương không?
Lao động tiền lương
Hội nghị người lao động có thể lựa chọn những nội dung nào để đối thoại?
Lao động tiền lương
Diễn tiến của hội nghị người lao động được diễn ra như thế nào?
Lao động tiền lương
Thời gian tổ chức hội nghị người lao động là khi nào?
Lao động tiền lương
Người lao động có được tham gia ý kiến tại hội nghị người lao động không?
Lao động tiền lương
Ai tham gia tổ chức hội nghị người lao động?
Lao động tiền lương
Hội nghị người lao động được tổ chức dưới hình thức gì?
Lao động tiền lương
Thời gian tổ chức hội nghị người lao động do ai quyết định?
Lao động tiền lương
Người lao động có được đề xuất thay đổi điều kiện làm việc trong hội nghị người lao động hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hội nghị người lao động
5,541 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội nghị người lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào