Thời gian làm việc từ khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi được sửa đổi thì quyền và lợi ích của NLĐ được giải quyết thế nào?
- Thời gian làm việc từ khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi được sửa đổi thì quyền và lợi ích của NLĐ được giải quyết thế nào?
- Thỏa thuận sửa đổi hợp đồng lao động vô hiệu từng phần không thành phải làm như thế nào?
- Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu hiện nay thuộc về ai?
Thời gian làm việc từ khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi được sửa đổi thì quyền và lợi ích của NLĐ được giải quyết thế nào?
Tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần
Việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
...
2. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong thời gian từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi hợp đồng lao động được sửa đổi, bổ sung thì được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng, trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì hai bên phải thỏa thuận lại mức lương cho đúng quy định và người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận lại so với tiền lương trong hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để hoàn trả cho người lao động tương ứng với thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu.
...
Theo đó, quyền và lợi ích của người lao động trong thời gian từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi hợp đồng lao động được sửa đổi, bổ sung thì được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng, trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: trong hợp đồng lao động có thoả thuận tiền lương là 4 triệu đồng/tháng nhưng trong thoả ước lao động tập thể đang áp dụng của doanh nghiệp quy định mức lương tối thiểu là 5 triệu đồng/tháng thì tiền lương của người lao động sẽ được tính là 5 triệu đồng/tháng.
Thời gian làm việc từ khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi được sửa đổi thì quyền và lợi ích của NLĐ được giải quyết thế nào? (Hình từ Internet)
Thỏa thuận sửa đổi hợp đồng lao động vô hiệu từng phần không thành phải làm như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần
...
3. Trường hợp hai bên không thống nhất sửa đổi, bổ sung các nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu thì:
a) Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của hai bên từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo khoản 2 Điều này;
c) Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;
d) Thời gian làm việc của người lao động theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.
Theo đó, trường hợp hai bên không thống nhất sửa đổi, bổ sung các nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu thì:
- Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
- Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của hai bên từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
- Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
- Thời gian làm việc của người lao động theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.
Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu hiện nay thuộc về ai?
Tại Điều 50 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu
Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.
...
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
...
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
...
d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.
...
Và theo quy định tại điểm v khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
...
2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
...
v) Tòa án nơi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể đó vô hiệu;
...
Như vậy, thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu thuộc về Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện nơi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động đó (Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?