Thỏa thuận ngày nghỉ không hưởng lương thì có đúng luật lao động không?
Thỏa thuận ngày nghỉ không hưởng lương thì có đúng luật lao động không?
Theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định thỏa thuận ngày nghỉ không hưởng lương:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo đó pháp luật cho phép người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để có ngày nghỉ không hưởng lương.
Thỏa thuận ngày nghỉ không hưởng lương thì có đúng luật lao động không? (Hình từ Internet)
Có được tự đóng bảo hiểm xã hội khi nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày trở lên hay không?
Tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
…
3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Theo đó, trong trường hợp người lao động nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng sẽ không được đóng bảo hiểm xã hội tháng đó, đồng thời khi tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thì người lao động bị trừ thời gian này ra.
Nhiều người lao động muốn tự đóng bảo hiểm xã hội để khắc phục vấn đề thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bị ngắt quãng và đủ điều kiện khi làm hồ sơ hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 8 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định:
Đối tượng tham gia theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật về BHXH, bao gồm:
1.1. Người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01/01/2018; người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01/01/2018 trở đi;
1.2. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;
1.3. Người lao động giúp việc gia đình;
1.4. Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
1.5. Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
1.6. Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
1.7. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH;
1.8. Người tham gia khác.
2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến BHXH tự nguyện.
Theo đó, tự đóng bảo hiểm xã hội thuộc trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, mà đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật. Nhưng người lao động lúc này lại đang thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Vì lý do này, người lao động đang trong thời gian nghỉ không hưởng lương sẽ không được tự đóng bảo hiểm xã hội.
Thời gian nghỉ không hưởng lương có được tính vào thời gian nghỉ hằng năm?
Tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
...
Theo quy định nêu trên thời gian nghỉ hằng năm thì người lao động sẽ được hưởng nguyên lương, từ đó có thể thấy hai chế độ nghỉ hằng năm và nghỉ không hưởng lương là khác nhau.
Vì vậy người lao động nghỉ không hưởng lương sẽ không bị tính vào các ngày nghỉ hằng năm theo quy định.











- Lao động hợp đồng được nhận tiền Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 không? Nếu được thì cần điều kiện gì?
- Cách tính tiền trợ cấp Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178, cụ thể được nhận bao nhiêu tiền?
- Từ 1/7/2025 quy định thời điểm bãi bỏ lương cơ sở của CBCCVC và LLVT thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở có đúng không?
- Bố trí, giải quyết chế độ, chính sách với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thực hiện theo quy định của ai tại Nghị định 33?
- Quyết định bãi bỏ lương cơ sở, thay thế bằng mức lương cơ bản được Bộ Chính Trị đề xuất thời gian thực hiện sau 2026 có đúng không?