Thiết bị gia công thô và làm sạch vật đúc phải đảm bảo yêu cầu an toàn như thế nào?
Rào chắn, bộ phận bảo vệ, khóa liên động và tín hiệu của thiết bị đúc phải đảm bảo yêu cầu về an toàn ra sao?
Căn cứ theo Mục 1 TCVN 5636:1991 có nêu như sau:
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu an toàn đối với kết cấu của thiết bị đúc (TBĐ).
Các yêu cầu an toàn có tính đến đặc thù riêng về kết cấu và điều kiện sử dụng TBĐ được chỉ dẫn trong tiêu chuẩn của dạng TBĐ cụ thể.
1. Yêu cầu chung về an toàn.
1.1. Yêu cầu chung về an toàn đối với TBĐ phải phù hợp với TCVN 2290 - 78 và tiêu chuẩn này.
1.2. Yêu cầu đối với rào chắn, bộ phận bảo vệ, khóa liên động và tín hiệu.
1.2.1. Bộ phận dẫn động, phần di động và chuyển động của TBĐ ở đó có người qua lại phải có rào che chắn phù hợp với TCVN 4717-1989.
1.2.2. Trang thiết bị đúc phải có bộ phận bảo vệ để loại trừ khả năng quá tải bất ngờ và sự chuyển dịch các bộ phận di động quá phạm vi quy định, khả năng tăng áp (hơi, khí, nước) và dòng điện quá mức.
1.2.3. TBĐ phải có khóa liên động, để không cho phép vi phạm trình tự các nguyên công công nghệ.
1.2.4. Bua ke chứa hỗn hợp, máng đỉnh, phễu chất liệu v.v… phải có bộ phận ngăn ngừa sự bám dính của vật liệu làm khuôn.
1.2.5. TBĐ có khối lượng trên 20 kg phải có bu lông móc hoặc vấu đặc biệt hoặc lỗ ở máy hoặc các loại gá khác để định vị chắc khi vận chuyển.
1.3. Yêu cầu đối với bộ phận điều khiển.
1.3.1. Khi thiết kế bàn điều khiểu, phải chú ý đến các yêu cầu về Cogônôni đối với chỗ làm việc của người thao tác.
1.3.2. Khi điều khiển TBĐ đồng thời bằng hai tay, TBĐ chỉ được đóng mạch khi ấn đồng thời hai nút bấm khởi động. Hai nút bấm khởi động được bố trí ở khoảng cách không nhỏ hơn 300mm và không lớn hơn 600mm.
1.3.3. Khi có yêu cầu về công nghệ, thiết bị có chế độ điều khiển tự động phải đảm bảo khả năng chuyển đổi sang chế độ điều khiển bằng tay.
1.3.4 Bộ phận cắt mạch điện chính của thiết bị phải có cơ cứu cơ hoặc điện để khóa nó ở vị trí ngắt điện.
...
Như vậy, để đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị đục thì phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về rào chắn, bộ phận bảo vệ, khóa liên động và tín hiệu như sau:
- Bộ phận dẫn động, phần di động và chuyển động của TBĐ ở đó có người qua lại phải có rào che chắn phù hợp với TCVN 4717-1989.
- Trang thiết bị đúc phải có bộ phận bảo vệ để loại trừ khả năng quá tải bất ngờ và sự chuyển dịch các bộ phận di động quá phạm vi quy định, khả năng tăng áp (hơi, khí, nước) và dòng điện quá mức.
- TBĐ phải có khóa liên động, để không cho phép vi phạm trình tự các nguyên công công nghệ.
- Bua ke chứa hỗn hợp, máng đỉnh, phễu chất liệu v.v… phải có bộ phận ngăn ngừa sự bám dính của vật liệu làm khuôn.
- TBĐ có khối lượng trên 20 kg phải có bu lông móc hoặc vấu đặc biệt hoặc lỗ ở máy hoặc các loại gá khác để định vị chắc khi vận chuyển.
Thiết bị gia công thô và làm sạch vật đúc phải đảm bảo yêu cầu an toàn như thế nào? (Hình từ Internet)
Thiết bị gia công thô và làm sạch vật đúc phải đảm bảo yêu cầu an toàn như thế nào?
Căn cứ theo Mục 5 Phụ lục tham khảo tại TCVN 5636:1991 có nêu về Thiết bị gia công thô và làm sạch vật đúc như sau:
5. Thiết bị gia công thô và làm sạch vật đúc.
5.1. Vỏ chụp đá mài phải có bộ phận lắng ngạn để gom các hạt bụi lớn và có ống nối với hệ thống thông gió. Lượng không khí hút không nhỏ hơn 2m3/h cho 1mm đường kính đá mài.
5.2. Máy mài đá kiểu treo phải có chụp hút gió dạng ống bằng kim loại dẻo. Lượng không khí hút không nhỏ hơn 3m3/h cho 1mm đường kính đá mài. Cho phép bố trí máy ở phía trước buồng làm sạch để gom các dòng bụi.
5.3. Bàn tách đậu rót và đậu ngót phải có ghi đặt dưới bàn để hút không khí.
5.4. Kết cấu của vỏ chụp phải thuận tiện khi thay thế dụng cụ mài, gom bụi và khí cũng như các phần kim loại bong ra.
Như vậy, thiết bị gia công thô và làm sạch vật đúc phải đảm bảo:
- Vỏ chụp đá mài phải có bộ phận lắng ngạn để gom các hạt bụi lớn và có ống nối với hệ thống thông gió.
Lượng không khí hút không nhỏ hơn 2m3/h cho 1mm đường kính đá mài.
- Máy mài đá kiểu treo phải có chụp hút gió dạng ống bằng kim loại dẻo.
Lượng không khí hút không nhỏ hơn 3m3/h cho 1mm đường kính đá mài.
Cho phép bố trí máy ở phía trước buồng làm sạch để gom các dòng bụi.
- Bàn tách đậu rót và đậu ngót phải có ghi đặt dưới bàn để hút không khí.
- Kết cấu của vỏ chụp phải thuận tiện khi thay thế dụng cụ mài, gom bụi và khí cũng như các phần kim loại bong ra.
Phương pháp kiểm tra yêu cầu an toàn đối với thiết bị đúc gồm mấy phương pháp?
Căn cứ theo tiểu mục Mục 2 TCVN 5636:1991 có nêu như sau:
2. Phương pháp kiểm tra yêu cầu an toàn.
2.1. Yêu cầu đặc trưng để tiến hành đo độ rung phải được quy định trong tiêu chuẩn đối với dạng TBĐ cụ thể.
2.2. Phương pháp xác định đặc tính tiếng ồn của TBĐ theo TCVN 151-79.
2.3. Kiểm tra độ chiếu sáng ở vị trí làm việc theo TCVN 2063-77; TCVN 3743-83.
2.4. Kiểm tra hệ thống thông gió ở các khu vực làm việc theo TCVN 3288-79.
Như vậy, phương pháp kiểm tra yêu cầu an toàn đối với thiết bị đúc sẽ gồm 4 phương pháp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?