Thiết bị đúc khuôn và móng của thiết bị đúc phải đảm bảo yêu cầu an toàn như thế nào?
Yêu cầu bộ phận điều khiển của thiết bị đúc phải đảm bảo an toàn như thế nào?
Căn cứ theo Mục 1 TCVN 5636:1991 có nêu như sau:
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu an toàn đối với kết cấu của thiết bị đúc (TBĐ).
Các yêu cầu an toàn có tính đến đặc thù riêng về kết cấu và điều kiện sử dụng TBĐ được chỉ dẫn trong tiêu chuẩn của dạng TBĐ cụ thể.
1. Yêu cầu chung về an toàn.
1.1. Yêu cầu chung về an toàn đối với TBĐ phải phù hợp với TCVN 2290 - 78 và tiêu chuẩn này.
1.2. Yêu cầu đối với rào chắn, bộ phận bảo vệ, khóa liên động và tín hiệu.
1.2.1. Bộ phận dẫn động, phần di động và chuyển động của TBĐ ở đó có người qua lại phải có rào che chắn phù hợp với TCVN 4717-1989.
1.2.2. Trang thiết bị đúc phải có bộ phận bảo vệ để loại trừ khả năng quá tải bất ngờ và sự chuyển dịch các bộ phận di động quá phạm vi quy định, khả năng tăng áp (hơi, khí, nước) và dòng điện quá mức.
1.2.3. TBĐ phải có khóa liên động, để không cho phép vi phạm trình tự các nguyên công công nghệ.
1.2.4. Bua ke chứa hỗn hợp, máng đỉnh, phễu chất liệu v.v… phải có bộ phận ngăn ngừa sự bám dính của vật liệu làm khuôn.
1.2.5. TBĐ có khối lượng trên 20 kg phải có bu lông móc hoặc vấu đặc biệt hoặc lỗ ở máy hoặc các loại gá khác để định vị chắc khi vận chuyển.
1.3. Yêu cầu đối với bộ phận điều khiển.
1.3.1. Khi thiết kế bàn điều khiểu, phải chú ý đến các yêu cầu về Cogônôni đối với chỗ làm việc của người thao tác.
1.3.2. Khi điều khiển TBĐ đồng thời bằng hai tay, TBĐ chỉ được đóng mạch khi ấn đồng thời hai nút bấm khởi động. Hai nút bấm khởi động được bố trí ở khoảng cách không nhỏ hơn 300mm và không lớn hơn 600mm.
1.3.3. Khi có yêu cầu về công nghệ, thiết bị có chế độ điều khiển tự động phải đảm bảo khả năng chuyển đổi sang chế độ điều khiển bằng tay.
1.3.4 Bộ phận cắt mạch điện chính của thiết bị phải có cơ cứu cơ hoặc điện để khóa nó ở vị trí ngắt điện.
1.4. Yêu cầu đối với hệ thống dẫn động thủy lực và khí nén.
1.4.1. Hệ thống dẫn động thủy lực và khí nén phải phù hợp với QPVN 2-75, QPVN 15-79 và QPVN 23-81.
1.4.2. Đáy các bể chứa của hệ thống thủy lực và dầu bôi trơn, phải đặt trên mặt nền ở chiều cao không nhỏ hơn 100mm. Trong bể chứa phải có lỗ tháo hoặc có cửa để hút dầu.
1.4.3. Ống dẫn hơi nước có áp lực lớn hơn 711/cm2 hoặc nước có nhiệt độ cao hơn 1150C phải phù hợp với QPVN 9-77.
1.4.4. Hệ thống bôi trơn không kể các phần hở di động phải được bịt kín. Áp kế phải đặt ở những vị trí thuận tiện để quan sát bằng mắt.
Kết cấu của hệ thống phải đảm bảo cung cấp đủ dung dịch làm nguội và bôi trơn, không làm trơn và bẩn khu vực có người làm.
1.4.5. Khi bố trí ống dẫn không khí, dầu và dung dịch làm nguội của thiết bị phải chú ý tới mỹ thuật công nghiệp, thuận tiện khi bảo dưỡng, tránh hư hỏng do cơ học và không gây thương tích công nhân thao tác khi ống đứt.
Ống dẫn dầu áp lực phải được che kín hoặc có màn chắn để ngăn ngừa dầu tiếp xúc với kim loại nóng trong trường hợp ống dẫn dầu bị hỏng.
...
Như vậy, để đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị đục thì phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về bộ phận điều khiển như sau:
- Khi thiết kế bàn điều khiểu, phải chú ý đến các yêu cầu về Cogônôni đối với chỗ làm việc của người thao tác.
- Khi điều khiển TBĐ đồng thời bằng hai tay, TBĐ chỉ được đóng mạch khi ấn đồng thời hai nút bấm khởi động. Hai nút bấm khởi động được bố trí ở khoảng cách không nhỏ hơn 300mm và không lớn hơn 600mm.
- Khi có yêu cầu về công nghệ, thiết bị có chế độ điều khiển tự động phải đảm bảo khả năng chuyển đổi sang chế độ điều khiển bằng tay.
- Bộ phận cắt mạch điện chính của thiết bị phải có cơ cứu cơ hoặc điện để khóa nó ở vị trí ngắt điện.
Thiết bị đúc khuôn và móng của thiết bị đúc phải đảm bảo yêu cầu an toàn như thế nào? (Hình từ Internet)
Thiết bị đúc khuôn và móng của thiết bị đúc phải đảm bảo yêu cầu an toàn như thế nào?
Căn cứ theo Mục 6 Phụ lục tham khảo tại TCVN 5636:1991 có nêu về Thiết bị đúc khuôn và móng như sau:
6. Thiết bị đúc khuôn và móng.
6.1. Thiết bị phải có panem thông gió nghiêng đảm bảo thổi điều hòa toàn bộ nơi làm việc. Vận tốc của không khí ở khu vực làm việc không được nhỏ hơn 1,5m/h khi lượng không khí hút ra là 3000m3/h cho 1mm chiều dài panem.
6.2. Chỗ nối giữa các tấm mẫu và bunke quay phải kín và không cho phép rắc hỗn hợp khi quay.
...
Như vậy, thiết bị đúc khuôn và móng phải đảm bảo an toàn theo quy định như trên.
Thiết bị đúc sẽ có mấy phương pháp để kiểm tra yêu cầu an toàn?
Căn cứ theo tiểu mục Mục 2 TCVN 5636:1991 có nêu như sau:
2. Phương pháp kiểm tra yêu cầu an toàn.
2.1. Yêu cầu đặc trưng để tiến hành đo độ rung phải được quy định trong tiêu chuẩn đối với dạng TBĐ cụ thể.
2.2. Phương pháp xác định đặc tính tiếng ồn của TBĐ theo TCVN 151-79.
2.3. Kiểm tra độ chiếu sáng ở vị trí làm việc theo TCVN 2063-77; TCVN 3743-83.
2.4. Kiểm tra hệ thống thông gió ở các khu vực làm việc theo TCVN 3288-79.
Như vậy, phương pháp kiểm tra yêu cầu an toàn đối với thiết bị đúc sẽ gồm 4 phương pháp.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?