Theo quy định pháp luật bằng kỹ sư được cấp khi nào?
Kỹ sư được hiểu là gì?
Kỹ sư là một khái niệm chung dùng cho người làm việc trong các ngành kỹ thuật. Kỹ sư có nhiệm vụ áp dụng kiến thức và kỹ năng của mình để nghiên cứu dự án, thiết kế, xây dựng, phát minh, sáng chế hay phát triển các sản phẩm và công trình nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất hoặc đời sống con người.
Theo quy định pháp luật bằng kỹ sư được cấp khi nào?
Theo quy định pháp luật bằng kỹ sư được cấp khi nào?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 99/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Trình độ đào tạo đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù
1. Trình độ đào tạo đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù là trình độ của người đã tốt nghiệp các chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù sau đây:
a) Chương trình có khối lượng học tập từ 150 tín chỉ trở lên đối với người đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương hoặc có khối lượng học tập từ 30 tín chỉ trở lên đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học;
b) Chương trình có khối lượng học tập từ 90 tín chỉ trở lên đối với người có trình độ tương đương Bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
2. Căn cứ vào quy định về điều kiện đầu vào, khối lượng học tập tối thiểu, chuẩn giảng viên, chuẩn đầu ra và các chuẩn khác trong chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, người tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù được xếp vào bậc tương ứng trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Theo đó, bằng kỹ sư là văn bằng đối với ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù thuộc hệ thống giáo dục đại học được cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù.
Các chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù bao gồm:
- Chương trình có khối lượng học tập từ 150 tín chỉ trở lên đối với người đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương, hoặc
- Chương trình có khối lượng học tập từ 30 tín chỉ trở lên đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học;
- Chương trình có khối lượng học tập từ 90 tín chỉ trở lên đối với người có trình độ tương đương Bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Như vậy, bằng kỹ sư sẽ được cấp khi người học đáp ứng đủ các điều kiện tốt nghiệp các chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù.
Bằng kỹ sư có được xem là bằng cử nhân, chứng chỉ giáo dục đại học không?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 99/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Văn bằng, chứng chỉ giáo dục đại học
1. Hệ thống văn bằng giáo dục đại học bao gồm:
a) Bằng cử nhân cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 6 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;
b) Bằng thạc sĩ cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;
c) Bằng tiến sĩ cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 8 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;
d) Văn bằng trình độ tương đương là văn bằng quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Văn bằng đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù thuộc hệ thống giáo dục đại học bao gồm bằng bác sĩ y khoa, bác sĩ nha khoa, bác sĩ y học cổ truyền, bằng dược sĩ, bằng bác sĩ thú y, bằng kỹ sư, bằng kiến trúc sư, và một số văn bằng khác theo quy định riêng của Chính phủ, được cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
...
Theo quy định trên có thể hiểu bằng cử nhân là một bậc học đại học cơ bản mà sinh viên thường đạt được sau khi hoàn thành chương trình đại học.
Trong trường hợp bằng kỹ sư, đó là một loại bằng cử nhân chuyên ngành kỹ thuật, nơi sinh viên tập trung vào học các môn học liên quan đến kỹ thuật và công nghệ, nhằm phát triển kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực này.
Nói cách khác, bằng kỹ sư được coi là một bậc học đại học cấp cơ sở (undergraduate degree), và khi bạn hoàn thành chương trình học kỹ sư, bạn sẽ nhận được bằng cử nhân chuyên ngành kỹ sư (Bachelor of Engineering). Và trong hệ thống văn bằng giáo dục đại học bằng kỹ sư tương đương với bằng cử nhân.
Vì vậy, bằng kỹ sư là một loại bằng cử nhân nhưng chuyên ngành vào các lĩnh vực kỹ thuật.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?