Theo quy định của Luật Quốc phòng, Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động gì?

Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động gì?

Theo quy định của Luật Quốc phòng, Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động gì?

Tại Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 có quy định như sau:

Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
2. Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
3. Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
4. Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

XEM THÊM:

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ: “Tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch, phương án tác chiến, nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền số quốc gia trên ... trong mọi tình huống.”

Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947 diễn ra trong thời gian nào?

10 lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời từ khi nào?

Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ: “Xây dựng lực lượng … hùng hậu, chất lượng ngày càng cao; xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp, coi trọng lực lượng dân quân tự vệ biển và dân quân tự vệ ở các địa phương trọng điểm.”

Theo quy định của Luật Quốc phòng, Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động … gì?

Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động gì?

Sĩ quan quân đội chia thành bao nhiêu nhóm ngành?

Tại Điều 9 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định như sau:

Nhóm ngành sĩ quan
Sĩ quan gồm các nhóm ngành sau đây:
1. Sĩ quan chỉ huy, tham mưu;
2. Sĩ quan chính trị;
3. Sĩ quan hậu cần;
4. Sĩ quan kỹ thuật;
5. Sĩ quan chuyên môn khác.

Theo đó, sĩ quan quân đội gồm 05 nhóm ngành như sau:

- Sĩ quan chỉ huy, tham mưu: là sĩ quan đảm nhiệm công tác tác chiến, huấn luyện và xây dựng lực lượng về quân sự.

- Sĩ quan chính trị: là sĩ quan đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị.

- Sĩ quan hậu cần: là sĩ quan đảm nhiệm công tác bảo đảm về vật chất cho sinh hoạt, huấn luyện và tác chiến của quân đội.

- Sĩ quan kỹ thuật: là sĩ quan đảm nhiệm công tác bảo đảm về kỹ thuật vũ khí, trang thiết bị.

- Sĩ quan chuyên môn khác: là sĩ quan đảm nhiệm công tác trong các ngành không thuộc các nhóm ngành sĩ quan nêu trên.

(Các định nghĩa trên được căn cứ tại Điều 7 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi Điều 2 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008)

Điều kiện để sĩ quan quân đội được hưởng phụ cấp thâm niên là gì?

Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 224/2017/TT-BQP quy định như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng đang công tác, làm việc tại các cơ quan, đơn vị.
2. Các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 224/2017/TT-BQP quy định như sau:

Chế độ phụ cấp thâm niên
1. Điều kiện áp dụng và mức phụ cấp
Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội đủ 5 năm (đủ 60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%.
...

Theo đó sĩ quan quân đội có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội đủ 5 năm (đủ 60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên.

Mức hưởng bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%.

Quân đội Nhân dân Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ: Tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch, phương án tác chiến, nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu ra sao?
Lao động tiền lương
Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947 diễn ra trong thời gian nào? Sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam cần đáp ứng tiêu chuẩn chung là gì?
Lao động tiền lương
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ: “Xây dựng lực lượng gì hùng hậu, chất lượng ngày càng cao?
Lao động tiền lương
Theo quy định của Luật Quốc phòng, Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động gì?
Lao động tiền lương
10 lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời từ khi nào?
Lao động tiền lương
Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Lao động tiền lương
Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Lao động tiền lương
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân đúng không?
Lao động tiền lương
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam có chức năng gì?
Lao động tiền lương
Truyền thống của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Quân đội Nhân dân Việt Nam
713 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quân đội Nhân dân Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quân đội Nhân dân Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào