Theo QCVN 02:2019/BYT cơ quan nào trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quy chuẩn kỹ thuật về bụi?
- Cơ quan nào trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quy chuẩn kỹ thuật về bụi theo QCVN 02:2019/BYT?
- Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý nồng độ bụi nơi làm việc được quy định như thế nào?
- Có được sử dụng phương pháp xác định về bụi tại nơi làm việc khác với quy định của pháp luật không?
Cơ quan nào trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quy chuẩn kỹ thuật về bụi theo QCVN 02:2019/BYT?
Căn cứ Mục 5 QCVN 02:2019/BYT ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc, có quy định trong việc thực hiện quản lý nồng độ bụi tại nơi làm việc như sau:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn, triển khai và tổ chức thực hiện quy chuẩn này.
2. Trong trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, văn bản pháp quy được viện dẫn trong quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới.
Như vậy, Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế là cơ quan trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quy chuẩn kỹ thuật về bụi và giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép.
Cơ quan nào trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quy chuẩn kỹ thuật về bụi theo QCVN 02:2019/BYT?
Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý nồng độ bụi nơi làm việc được quy định như thế nào?
Căn cứ Mục 4 QCVN 02:2019/BYT ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc quy định như sau:
QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
1. Các cơ sở có người lao động tiếp xúc với bụi phải định kỳ quan trắc môi trường lao động, đánh giá yếu tố bụi tối thiểu 1 lần/năm theo quy chuẩn này và các quy định liên quan của Bộ Luật lao động; Luật an toàn, vệ sinh lao động.
2. Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
3. Trường hợp nồng độ bụi tại nơi làm việc vượt giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của quy chuẩn này, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay các giải pháp cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó, doanh nghiệp có trách nhiệm như sau:
Định kỳ quan trắc môi trường lao động, đánh giá yếu tố bụi tối thiểu 1 lần/năm theo tiêu chuẩn quốc gia và các quy định liên quan của Bộ Luật lao động; Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Doanh nghiệp phải đảm bảo an toàn vệ sinh lao động cho người lao động bằng cách cung cấp đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Trường hợp nồng độ bụi tại nơi làm việc vượt giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của quy chuẩn này, doanh nghiệp có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm khắc phục hậu quả và cải thiện tình trạng hiện tại.
Có được sử dụng phương pháp xác định về bụi tại nơi làm việc khác với quy định của pháp luật không?
Căn cứ theo Mục 3 QCVN 02:2019/BYT ban hành kèm theo Thông tư 02/2019/TT-BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi - Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép 05 yếu tố bụi tại nơi làm việc, có quy định về giá trị giới hạn tiếp xúc ca làm việc điều chỉnh cho thời lượng tiếp xúc với bụi quá 40 giờ/tuần làm việc được tính như sau:
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
....
5. Chấp nhận các phương pháp xác định là các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn phương pháp quy định trên. Trong những tình huống và yêu cầu cụ thể, có thể áp dụng các phương pháp xác định là các tiêu chuẩn hoặc phương pháp khác đáp ứng yêu cầu quy định của quy chuẩn này.
Chiếu theo quy định này, nhà nước linh động cho doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xác định nồng độ bụi và giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của bụi tại nơi làm việc cụ thể:
Doanh nghiệp được phép sử dụng các phương pháp xác định là các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn phương pháp do luật định.
Đồng thời, trong những tình huống và yêu cầu cụ thể, doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp xác định là các tiêu chuẩn hoặc phương pháp khác đáp ứng yêu cầu quy định của quy chuẩn này.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?