Thẻ tư vấn viên pháp luật được cấp vào thời điểm nào?
Tư vấn viên pháp luật phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Tại Điều 19 Nghị định 77/2008/NĐ-CP có quy định về tư vấn viên pháp luật như sau:
Tư vấn viên pháp luật
1. Tư vấn viên pháp luật là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
b) Có Bằng cử nhân luật;
c) Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.
2. Tư vấn viên pháp luật được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật. Tư vấn viên pháp luật được hoạt động trong phạm vi toàn quốc.
Công chức đang làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân không được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.
Như vậy, công dân sẽ được cấp thẻ tư vấn viên pháp luật khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
- Có Bằng cử nhân luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.
Thẻ tư vấn viên pháp luật được cấp vào thời điểm nào?
Thẻ tư vấn viên pháp luật được cấp vào thời điểm nào?
Tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 77/2008/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Nghị định 05/2012/NĐ-CP có quy định về đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật như sau:
Đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Trung tâm tư vấn pháp luật đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp, nơi đặt trụ sở của Trung tâm. Khi đăng ký hoạt động, Trung tâm tư vấn pháp luật gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.
Hồ sơ đăng ký hoạt động gồm có:
a) Đơn đăng ký hoạt động;
b) Quyết định của tổ chức chủ quản về việc thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật; về việc cử Giám đốc của Trung tâm tư vấn pháp luật;
c) Dự thảo quy chế tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn do tổ chức chủ quản ban hành;
d) Danh sách kèm theo hồ sơ của người được đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật, của luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm tư vấn pháp luật; trong trường hợp từ chối, phải thông báo lý do bằng văn bản.
2. Khi cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Sở Tư pháp đồng thời cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật cho người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghị định này.
Bộ Tư pháp quy định mẫu Giấy đăng ký hoạt động, Thẻ tư vấn viên pháp luật.
3. Trung tâm tư vấn pháp luật được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Theo đó, khi cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Sở Tư pháp đồng thời cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật cho người đủ tiêu chuẩn.
Thù lao của tư vấn viên pháp luật được tính theo phương thức nào?
Tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 01/2010/TT-BTP có quy định về căn cứ và phương thức tính thù lao tư vấn pháp luật như sau:
Căn cứ và phương thức tính thù lao tư vấn pháp luật
1. Mức thu thù lao tư vấn pháp luật đối với một vụ, việc được tính dựa trên các căn cứ sau:
a) Nội dung, tính chất của công việc;
b) Thời gian và công sức của luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật thực hiện công việc;
c) Kinh nghiệm, uy tín của các luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm.
2. Thù lao được tính theo các phương thức sau:
a) Giờ làm việc của luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật;
b) Vụ, việc với mức thù lao trọn gói;
c) Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định.
3. Thù lao của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật khi tham gia tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định của Luật Luật sư.
Thù lao của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật khi tham gia tố tụng dân sự, hành chính và các lĩnh vực khác được thực hiện theo thỏa thuận giữa Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh với khách hàng, phù hợp với biểu thù lao do tổ chức chủ quản quy định.
Theo đó, thù lao của tư vấn viên pháp luật được tính theo những phương thức sau:
- Giờ làm việc của tư vấn viên pháp luật;
- Vụ, việc với mức thù lao trọn gói;
- Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?