Thế nào là vụ lợi? Cán bộ vụ lợi bị xử lý như thế nào?
Thế nào là vụ lợi?
Tại khoản 7 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
7. Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.
...
Đồng thời, tại khoản 7 Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP có hướng dẫn như sau:
Về một số tình tiết là dấu hiệu định tội
...
6. “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” quy định tại khoản 1 Điều 356 của Bộ luật Hình sự là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật.
Ví dụ: Nguyễn Văn A là Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện B đã thực hiện hành vi trái công vụ, trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện B ký quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với thửa đất không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.
7. “Vụ lợi” quy định tại khoản 1 các điều 356, 357 và 359 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người phạm tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng cho mình hoặc cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
...
Như vậy, vụ lợi là hành động hoặc ý định sử dụng vị trí, quyền lực, hoặc tài sản của mình để đạt được lợi ích cá nhân hoặc cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác một cách không chính đáng hoặc không hợp pháp. Hành vi này thường liên quan đến việc lạm dụng quyền lực hoặc chức vụ để thu lợi riêng, gây thiệt hại cho người khác hoặc tổ chức.
Ví dụ, một quan chức có thể nhận hối lộ để cấp phép cho một dự án không đạt tiêu chuẩn, hoặc một nhân viên có thể sử dụng thông tin nội bộ của công ty để đầu tư cá nhân. Những hành vi này không chỉ vi phạm đạo đức mà còn có thể vi phạm pháp luật và bị xử lý nghiêm khắc.
Vụ lợi có thể xảy ra trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kinh doanh, chính trị đến giáo dục và y tế. Nó làm suy giảm niềm tin của công chúng vào các tổ chức và hệ thống, gây ra những hậu quả tiêu cực cho xã hội. Để ngăn chặn vụ lợi, cần có các biện pháp kiểm soát và giám sát chặt chẽ, cùng với việc nâng cao ý thức đạo đức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong cộng đồng.
Thế nào là vụ lợi? Cán bộ vụ lợi bị xử lý như thế nào?
Cán bộ vụ lợi, lạm dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ thì bị phạt tù bao lâu?
Tại Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015, được bổ sung bởi điểm s khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định như sau:
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Theo đó, nếu cán bộ vụ lợi, lạm dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ thì người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Khung hình phạt của tội này là:
- Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong các trường hợp vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại khác về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Khung 2: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi thực hiện hành vi được quy định tại khung 1 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
- Khung 3: Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm khi thực hiện hành vi phạm tội ở khung 1 và phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên
Có mấy tiêu chí chung để đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ hiện nay?
Tại Điều 3 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chí chung về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
1. Chính trị tư tưởng
...
2. Đạo đức, lối sống
...
3. Tác phong, lề lối làm việc
...
4. Ý thức tổ chức kỷ luật
...
5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao
...
Theo đó, có 5 tiêu chí chung để đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ hiện nay bao gồm:
- Chính trị tư tưởng.
- Đạo đức, lối sống.
- Tác phong, lề lối làm việc.
- Ý thức tổ chức kỷ luật.
- Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Triển khai thực hiện 7 nội dung cải cách tiền lương cho toàn bộ khu vực công, chế độ tiền thưởng gắn liền với trách nhiệm của ai trong việc đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc tại cơ quan, đơn vị?
- Bãi bỏ mức lương cơ sở, ban hành mức lương mới cho toàn bộ CBCCVC và LLVT có phải là một trong các yếu tố để thiết kế bảng lương mới không?
- Ngày 12 tháng 12 có sự kiện gì không? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày 12 12 2024 không?
- 26 Tết Âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài bao lâu đối với CBCCVC và người lao động?