Thành viên của Ban Coi thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan là ai?
Thành viên của Ban Coi thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan là ai?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quy chế tổ chức thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan ban hành kèm theo Quyết định 3605/QĐ-TCHQ năm 2019 như sau:
Ban Đề thi, Ban Coi thi và Ban Chấm thi
...
2. Ban Coi thi
a. Thành phần
Do Hội đồng thi thành lập, gồm có Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban, Tổ Thư ký và các cán bộ coi thi (gọi là Giám thị).
- Ban Coi thi được thành lập theo từng Ban riêng biệt, độc lập theo từng địa điểm tổ chức thi;
- Ban Coi thi gồm các thành viên là thành viên Hội đồng thi, Lãnh đạo, cán bộ của Cục Hải quan tỉnh thành phố nơi có địa điểm tổ chức thi (có thể tại Trụ sở Cục khi đảm bảo);
b. Nhiệm vụ
- Tổ chức, sắp xếp và phân công Giám thị phòng thi (gồm Giám thị 1 và Giám thị 2) và Giám thị hành lang, bố trí bảo vệ nơi tổ chức thi; sắp xếp thí sinh vào phòng thi;
- Tiếp nhận đề thi, phát đề thi, thu bài thi, bàn giao bài thi theo đúng quy chế. Hướng dẫn thí sinh quy trình, cách làm bài thi trắc nghiệm trên máy tính;
...
Như vậy, theo quy định, thành viên Ban Coi thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan là thành viên Hội đồng thi, Lãnh đạo, cán bộ của Cục Hải quan tỉnh thành phố nơi có địa điểm tổ chức thi (có thể tại Trụ sở Cục khi đảm bảo).
Thành viên của Ban Coi thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan là ai?
Ban Coi thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan do ai thành lập?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quy chế tổ chức thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan ban hành kèm theo Quyết định 3605/QĐ-TCHQ năm 2019 như sau:
Ban Đề thi, Ban Coi thi và Ban Chấm thi
...
2. Ban Coi thi
a. Thành phần
Do Hội đồng thi thành lập, gồm có Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban, Tổ Thư ký và các cán bộ coi thi (gọi là Giám thị).
- Ban Coi thi được thành lập theo từng Ban riêng biệt, độc lập theo từng địa điểm tổ chức thi;
- Ban Coi thi gồm các thành viên là thành viên Hội đồng thi, Lãnh đạo, cán bộ của Cục Hải quan tỉnh thành phố nơi có địa điểm tổ chức thi (có thể tại Trụ sở Cục khi đảm bảo);
...
Như vậy, theo quy định, Ban Coi thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan do Hội đồng thi thành lập.
Trường hợp nào được miễn thi các môn thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 12/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 22/2019/TT-BTC có quy định về trường hợp miễn thi như sau:
Thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan
...
7. Trường hợp miễn thi:
a) Miễn thi môn Pháp luật về hải quan và môn Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan đối với trường hợp sau:
a.1) Người tốt nghiệp chuyên ngành hải quan thuộc các trường đại học, cao đẳng mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp;
a.2) Người đã làm giảng viên thuộc chuyên ngành hải quan tại các trường đại học, cao đẳng có thời gian công tác liên tục từ 05 năm trở lên, sau khi thôi làm giảng viên (không bao gồm trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc) mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.
b) Miễn thi môn Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương đối với trường hợp sau:
b.1) Người tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế ngoại thương, thương mại quốc tế, kinh tế đối ngoại, kinh tế quốc tế hoặc logistics và quản lý chuỗi cung ứng thuộc các trường đại học, cao đẳng mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp;
b.2) Người đã làm giảng viên thuộc chuyên ngành kinh tế ngoại thương hoặc thương mại quốc tế hoặc kinh tế đối ngoại hoặc kinh tế quốc tế hoặc logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại các trường đại học, cao đẳng có thời gian công tác liên tục từ 05 năm trở lên, sau khi thôi làm giảng viên (không bao gồm trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc) mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.
Như vậy, trường hợp sau đây cá nhân sẽ được miễn thi:
- Miễn thi môn Pháp luật về hải quan và môn Kỹ thuật nghiệp vụ hải quan đối với trường hợp sau:
+ Người tốt nghiệp chuyên ngành hải quan thuộc các trường đại học, cao đẳng mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp;
+ Người đã làm giảng viên thuộc chuyên ngành hải quan tại các trường đại học, cao đẳng có thời gian công tác liên tục từ 05 năm trở lên, sau khi thôi làm giảng viên (không bao gồm trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc) mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.
- Miễn thi môn Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương đối với trường hợp sau:
+ Người tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế ngoại thương, thương mại quốc tế, kinh tế đối ngoại, kinh tế quốc tế hoặc logistics và quản lý chuỗi cung ứng thuộc các trường đại học, cao đẳng mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp;
+ Người đã làm giảng viên thuộc chuyên ngành kinh tế ngoại thương hoặc thương mại quốc tế hoặc kinh tế đối ngoại hoặc kinh tế quốc tế hoặc logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại các trường đại học, cao đẳng có thời gian công tác liên tục từ 05 năm trở lên, sau khi thôi làm giảng viên (không bao gồm trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc) mà đăng ký dự thi cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có quyết định chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc nghỉ việc.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?