Tháng 12 âm lịch năm 2023 bắt đầu từ ngày nào? Người lao động được nghỉ những ngày lễ nào trong tháng 12 âm lịch?
Tháng 12 âm lịch năm 2023 bắt đầu từ ngày nào?
Tháng 12 âm lịch năm 2023 sẽ có 30 ngày, bắt đầu từ ngày 11 tháng 1 năm 2024 dương lịch đến hết ngày 09 tháng 02 năm 2024 dương lịch. Một số ngày lễ trong tháng 12 âm lịch gồm:
(1) Rằm tháng Chạp (15/12 Âm lịch)
Rằm tháng Chạp hay còn được gọi là rằm tháng 12 Âm lịch, là một ngày đặc biệt trong văn hóa dân gian Việt Nam. Vào ngày này, các gia đình Việt Nam truyền thống thường tổ chức lễ cúng, mang ý nghĩa tháng 12 là cầu mong sự may mắn, an lành và tôn vinh tổ tiên cùng các vị thần linh.
(2) Tết ông Công ông Táo (23/12 Âm lịch)
Tết ông Công ông Táo diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là một ngày lễ quan trọng và đánh dấu sự chuẩn bị trước Tết Nguyên đán. Hằng năm, khi đến ngày này, người dân Việt Nam tổ chức lễ cúng để tiễn ông Công ông Táo về trời, bày tỏ lòng biết ơn và tôn kính đối với các vị thần.
(3) Lễ Tất niên (30/12 hoặc 29/12 Âm lịch)
Lễ Tất Niên được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm theo lịch Âm, chẳng hạn như 30/12 hoặc 29/12 Âm lịch (nếu là trong năm thiếu). Đây là một ngày đặc biệt để tổng kết và chuẩn bị bước sang năm mới, mọi người cùng nhau gửi lời chúc năm mới hay, ý nghĩa, ghi nhận những thành tựu và công việc đã hoàn tất trong năm cũ, cũng như đánh dấu sự chờ đợi và hy vọng trong năm mới.
Xem thêm:
Tháng 12 âm lịch năm 2023 bắt đầu từ ngày nào? Người lao động được nghỉ những ngày lễ nào trong tháng 12 âm lịch? (Hình từ Internet)
Người lao động được nghỉ những ngày lễ nào trong tháng 12 âm lịch?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ Tết trong năm là:
- Tết Dương lịch;
- Tết Âm lịch;
- Ngày Chiến thắng;
- Ngày Quốc tế lao động;
- Quốc khánh;
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Như vậy, trong tháng 12 âm lịch người lao động có thể sẽ được nghỉ vào Tết Âm lịch.
Tuy nhiên, lịch nghỉ Tết Âm lịch phụ thuộc vào quy định của từng doanh nghiệp. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng thời gian nghỉ Tết Âm lịch cho người lao động như công chức, viên chức.
Cách tính lương cho người lao động khi làm việc vào các ngày nghỉ lễ như thế nào?
(1) Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:
Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm
Trong đó:
Trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm
Trong đó:
Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?