Tháng 11 âm lịch 2023 bắt đầu từ ngày nào? Người lao động được nghỉ những ngày lễ nào trong tháng 11 âm lịch?
Tháng 11 âm lịch 2023 bắt đầu từ ngày nào?
Năm 2023, tháng 11 âm lịch sẽ có 29 ngày, bắt đầu từ ngày 13 tháng 12 năm 2023 dương lịch đến hết ngày 11 tháng 01 năm 2024 dương lịch. Một số ngày lễ trong tháng 11 âm lịch gồm:
(1) Ngày Toàn quốc Kháng chiến (ngày 7 tháng 11 âm lịch)
Ngày Toàn quốc Kháng chiến là ngày kỷ niệm lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hoạch định ra đường lối cho cuộc kháng chiến, một cột mốc quan trọng để giành thắng lợi ở Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và nền độc lập cho nước nhà. Với ý nghĩa lịch sử quan trọng đó.
Ngày 19/12 đã được lấy làm ngày Toàn quốc Kháng chiến.
(2) Ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam (ngày 10 tháng 11 âm lịch)
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được ra đời theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là đội quân Cách mạng được thành lập do dân và vì dân, chiến đấu vì mục tiêu lý tưởng của dân tộc. Năm 1989, theo chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ, lấy ngày 22/12 hằng năm làm ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam.
(3) Lễ Giáng sinh (Noel) ngày 24 - 25/12 (ngày 12 - 13 âm lịch)
(4) Tết dương lịch 2024 (ngày 20 tháng 11 âm lịch)
Tết Dương lịch 2024 sẽ rơi vào ngày thứ Hai đầu tuần (01/01/2024) tức ngày 20 tháng 11 theo lịch âm.
Tháng 11 âm lịch 2023 bắt đầu từ ngày nào? Người lao động được nghỉ những ngày lễ nào trong tháng 11 âm lịch? (Hình từ Internet)
Người lao động được nghỉ những ngày lễ nào trong tháng 11 âm lịch?
Tháng 10 âm lịch năm 2023 sẽ bắt đầu từ ngày 13 tháng 12 đến hết ngày 11 tháng 01 năm 2024 dương lịch.
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm là:
- Tết Dương lịch;
- Tết Âm lịch;
- Ngày Chiến thắng;
- Ngày Quốc tế lao động;
- Quốc khánh;
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Như vậy, trong tháng 11 âm lịch người lao động sẽ được nghỉ làm vào ngày tết dương lịch 2024.
Người lao động sẽ có lịch nghỉ Tết dương lịch 2024 như sau:
- Đối với lao động làm việc vào thứ 7: Nghỉ từ Chủ Nhật ngày 31/12/2023 tới hết 01/01/2024, tổng cộng nghỉ 2 ngày.
- Đối với lao động không làm việc vào thứ 7: Nghỉ từ thứ Bảy 30/12/2023 tới hết 01/01/2024, tổng cộng nghỉ 3 ngày.
Làm việc vào các ngày lễ thì người lao động sẽ được tính lương như thế nào?
(1) Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:
Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm
Trong đó:
Trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm
Trong đó:
Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?