Thân nhân người lao động mất tích được hưởng mức hỗ trợ bao nhiêu từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước?
- Thân nhân người lao động mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài được hưởng mức hỗ trợ bao nhiêu từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước?
- Nguyên tắc hỗ trợ người lao động của Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước là gì?
- Hồ sơ xin Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước hỗ trợ đối với trường hợp người lao động mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài gồm những gì?
Thân nhân người lao động mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài được hưởng mức hỗ trợ bao nhiêu từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước?
Theo khoản 1 Điều 14 Quyết định 40/2021/QĐ-TTg quy định:
Hỗ trợ thân nhân của người lao động bị chết, mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài
1. Mức hỗ trợ: 40.000.000 đồng/trường hợp.
...
Theo đó mức hỗ trợ đối với thân nhân người lao động mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài là 40.000.000 đồng/trường hợp.
Thân nhân người lao động mất tích được hưởng mức hỗ trợ bao nhiêu từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc hỗ trợ người lao động của Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước là gì?
Theo Điều 9 Quyết định 40/2021/QĐ-TTg quy định:
Nguyên tắc hỗ trợ người lao động
1. Người lao động được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này khi đóng góp Quỹ đầy đủ. Thời điểm áp dụng hỗ trợ tính từ thời điểm người lao động đóng góp quỹ.
2. Người lao động được hỗ trợ 01 lần đối với từng nội dung hỗ trợ quy định tại Quyết định này cho 01 lần đóng góp Quỹ.
3. Các nội dung quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 của Quyết định này chỉ áp dụng đối với các vụ việc phát sinh trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Trường hợp người lao động đã hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề từ các chương trình, dự án, chính sách thuộc ngân sách nhà nước thì không hưởng hỗ trợ theo quy định tại Điều 15 Quyết định này và ngược lại.
5. Các nội dung hỗ trợ từ Quỹ không làm giảm, thay đổi hoặc loại bỏ quyền, nghĩa vụ của người lao động, nghĩa vụ của người sử dụng lao động, doanh nghiệp, tổ chức đưa đi đối với người lao động theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các quy định pháp luật khác.
Theo đó Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước hỗ trợ người lao động với những nguyên tắc sau:
- Người lao động được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 40/2021/QĐ-TTg khi đóng góp Quỹ đầy đủ. Thời điểm áp dụng hỗ trợ tính từ thời điểm người lao động đóng góp quỹ.
- Người lao động được hỗ trợ 01 lần đối với từng nội dung hỗ trợ quy định tại Quyết định này cho 01 lần đóng góp Quỹ.
- Các trường hợp:
+ Người lao động phải về nước trước thời hạn do bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật;
+ Người sử dụng lao động ở nước ngoài bị giải thể, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất do thiên tai, dịch bệnh, bất ổn chính trị, chiến tranh, suy thoái kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác;
+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
+ Hỗ trợ giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến người lao động trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Chỉ áp dụng nếu phát sinh trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Trường hợp người lao động đã hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề từ các chương trình, dự án, chính sách thuộc ngân sách nhà nước thì không hưởng hỗ trợ hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước nữa;
- Các nội dung hỗ trợ từ Quỹ không làm giảm, thay đổi hoặc loại bỏ quyền, nghĩa vụ của người lao động, nghĩa vụ của người sử dụng lao động, doanh nghiệp, tổ chức đưa đi đối với người lao động theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các quy định pháp luật khác.
Hồ sơ xin Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước hỗ trợ đối với trường hợp người lao động mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 14 Quyết định 40/2021/QĐ-TTg quy định:
Hỗ trợ thân nhân của người lao động bị chết, mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài
...
2. Đại diện thân nhân của người lao động (bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh/chị/em ruột) hoặc người được thân nhân của người lao động ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật của thân nhân của người lao động gửi giấy đề nghị hỗ trợ rủi ro (Mẫu theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này) kèm theo 01 bộ hồ sơ chứng minh theo một trong các hình thức: trực tuyến, trực tiếp, qua bưu chính hoặc thông qua doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa đi tới Cơ quan điều hành Quỹ. Hồ sơ gồm:
a) Bản sao giấy chứng tử của người lao động hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về việc tuyên bố người lao động đã chết hoặc mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân với người lao động;
c) Văn bản ủy quyền (ghi rõ nội dung ủy quyền) hoặc giấy tờ chứng minh quyền đại diện theo pháp luật theo quy định trong trường hợp người được thân nhân của người lao động ủy quyền hoặc người đại diện theo pháp luật của thân nhân của người lao động nộp hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ nộp thông qua doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa đi, đơn vị, cá nhân lập danh sách người lao động hỗ trợ kèm theo hồ sơ của người lao động gửi Cơ quan điều hành Quỹ (Mẫu theo Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này).
...
Theo đó hồ sơ xin Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước hỗ trợ đối với trường hợp người lao động mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài gồm:
- Bản sao giấy chứng tử của người lao động hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam về việc tuyên bố người lao động đã chết hoặc mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân với người lao động;
- Văn bản ủy quyền (ghi rõ nội dung ủy quyền)
Có thể thay thế bằng:
+ Giấy tờ chứng minh quyền đại diện theo pháp luật theo quy định trong trường hợp người được thân nhân của người lao động ủy quyền; hoặc
+ Người đại diện theo pháp luật của thân nhân của người lao động nộp hồ sơ.
Lưu ý: Trường hợp hồ sơ nộp thông qua doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa đi, đơn vị, cá nhân lập danh sách người lao động hỗ trợ kèm theo hồ sơ của người lao động gửi Cơ quan điều hành Quỹ.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?