Thân nhân có được chọn hưởng chế độ tiền tuất hàng tháng hoặc tiền tuất một lần theo quy định hiện nay hay không?
Chế độ tử tuất có bao nhiêu loại trợ cấp?
Chế độ tử tuất bao gồm 03 loại trợ cấp như sau:
- Trợ cấp mai táng (Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014);
- Trợ cấp hằng tháng (Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014);
- Trợ cấp một lần (Điều 69 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Hiện nay thân nhân có được chọn hưởng chế độ tiền tuất hàng tháng hoặc tiền tuất một lần hay không? (Hình ảnh từ Internet)
Hiện nay thân nhân có được chọn hưởng chế độ tiền tuất hàng tháng hoặc tiền tuất một lần hay không?
Căn cứ Điều 69 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần, cụ thể như sau:
Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần
Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:
1. Người lao động chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này;
2. Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này;
3. Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
4. Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật này thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Đối chiếu quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
…
2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
Theo đó, nhân thân được chọn hưởng chế độ tiền tuất hàng tháng hoặc tiền tuất một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Con từ đủ 06 tuổi đến dưới 18 tuổi không bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên và không bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
Căn cứ Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 (có hiệu lực từ 01/01/2007 - 01/01/2016) quy định về các trường hợp trợ cấp tuất một lần, cụ thể như sau:
Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần
Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:
1. Người chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 64 của Luật này;
2. Người chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 64 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 64 của Luật này.
Theo đó, tại Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định khi người lao động chết, nếu thân nhân đủ điều kiện được hưởng chế độ tiền tuất hàng tháng thì được giải quyết hưởng hàng tháng mà không được giải quyết chế độ tiền tuất một lần, trong khi tiền tuất một lần có thể cao hơn nhiều so với tiền tuất hàng tháng.
Như vậy, từ ngày 01/01/2016, cho phép một số trường hợp thân nhân được lựa chọn giữa hưởng tuất một lần và tuất hàng tháng để đảm bảo tính linh hoạt trong chính sách.
Nhân thân có được chọn hưởng chế độ tiền tuất hàng tháng hoặc tiền tuất một lần theo Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 93 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội quy định về các trường hợp hưởng trợ cấp một lần như sau:
Các trường hợp hưởng trợ cấp một lần
Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người quy định tại điểm b, c khoản 1 và khoản 2 Điều 90 của Luật này khi chết thuộc một trong các trường hợp sau đây thì nhân thân được hưởng tiền tuất một lần:
…
3. Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 91 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi.
Đối chiếu khoản 2 Điều 91 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội, các đối tượng được chọn hưởng chế độ tiền tuất hàng tháng hoặc tiền tuất một lần bao gồm:
- Con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Vợ, chồng đủ tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 71 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, nếu đủ tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 71 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội.
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, nếu chưa đủ tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 71 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 71 Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội quy định như sau:
Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điể a, b, c, e, g, h, i, k, l, m khoản 1 và khoản 2 Điều 31 của Luật này, khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a. Đủ 61 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 56 tuổi 08 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
…
Theo đó, tại Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội, nhân thân vẫn được chọn hưởng chế độ tiền tuất hàng tháng hoặc tiền tuất một lần nếu thuộc một trong các đối tượng được nêu trên.
Có thể thấy, Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đã có những thay đổi so với Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về đối tượng được quyền lựa chọn hưởng chế độ tiền tuất hàng tháng hoặc tiền tuất một lần, cụ thể:
- Tăng độ tuổi đối tượng được quyền lựa chọn hưởng chế độ tiền tuất hàng tháng hoặc tiền tuất một lần.
- Mở rộng thêm đối tượng được quyền lựa chọn hưởng chế độ tiền tuất hàng tháng hoặc tiền tuất một lần (chấp nhận đối tượng con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên).
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?