Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động nào thuộc phạm vi giải quyết của hội đồng trọng tài lao động theo quy định hiện nay?
Thế nào là tranh chấp lao động?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019 quy định về khái niệm tranh chấp lao động cụ thể như sau:
Tranh chấp lao động
1. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Các loại tranh chấp lao động bao gồm:
a) Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
b) Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
Theo đó, tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động là gì?
Về nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động thì tại Điều 180 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau:
- Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
- Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
- Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
- Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
- Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động nào thuộc phạm vi giải quyết của hội đồng trọng tài lao động theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động của hội đồng trọng tài theo quy định từ trước đến nay?
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
Tranh chấp lao động bao gồm: tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Tùy vào mỗi loại tranh chấp lao động mà thẩm quyền giải quyết sẽ khác nhau, cụ thể:
1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của hội đồng trọng tài
Căn cứ theo Điều 187 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
1. Hòa giải viên lao động;
2. Hội đồng trọng tài lao động;
3. Tòa án nhân dân.
Và theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp tranh chấp lao động cá nhân không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải; hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải; hoặc hòa giải không thành, các bên tranh chấp có quyền lựa chọn phương thức yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp.
Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp hết thời hạn quy định mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp. (quy định tại khoản 1 Điều 189 Bộ luật Lao động 2019)
Phán quyết của Ban trọng tài lao động có tính bắt buộc thực hiện đối với các bên. Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trước đó, theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Lao động 2012 (có hiệu lực từ 01/05/2013 đến 01/01/2021) và Điều 162 Bộ luật Lao động 1994 (có hiệu lực từ 01/01/1995 đến 01/05/2013) quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân chỉ thuộc về Hòa giải viên lao động và Tòa án nhân dân
Như vậy, từ 01/01/2021, ngoài phương thức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án đối với những tranh chấp không hòa giải được, các bên có thể lựa chọn thêm phương thức giải quyết tranh chấp bằng Hội đồng trọng tài lao động.
Việc này góp phần rút ngắn thời gian giải quyết cho các bên trong tranh chấp (30 ngày so với 02 tháng đối với giải quyết vụ án lao động theo thủ tục thông thường tại Tòa án) mà không mất nhiều chi phí.
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của hội đồng trọng tài
Căn cứ theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:
a) Hòa giải viên lao động;
b) Hội đồng trọng tài lao động;
c) Tòa án nhân dân.
2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
Lưu ý: Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
Theo như quy định trên thì hòa giải viên lao động, hội đồng trọng tài lao động, tòa án nhân dân là những cá nhân, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.
Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp. (Quy định tại điểm a khoản 2 Điều 192 Bộ luật Lao động 2019)
Theo quy định trước đây tại khoản 1 Điều 203 Bộ luật Lao động 2012 (có hiệu lực từ 01/05/2013 đến 01/01/2021) về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền như sau:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:
a) Hoà giải viên lao động;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện).
c) Toà án nhân dân.
...
Và theo quy định trước đó tại Điều 168 Bộ luật Lao động 1994 (có hiệu lực từ 01/01/1995 đến 01/05/2013) quy định như sau:
Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể gồm:
1- Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động của cơ quan lao động cấp huyện nơi không có Hội đồng hoà giải lao động cơ sở;
2- Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh;
3- Toà án nhân dân.
Theo đó, đối với thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể quy định tại Bộ luật Lao động 2012 thì Hội đồng trọng tài lao động không có thẩm quyền giải quyết vụ việc này.
Còn theo Bộ luật Lao động 1994, do chưa phân biệt loại tranh chấp tập thể về quyền và lợi ích nên trường hợp giải quyết tranh chấp tập thể vẫn thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh.
Như vậy, từ 01/01/2021 ngoài phương thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền tại Tòa án nhân dân đối với những tranh chấp không hòa giải được, các bên có thể lựa chọn thêm phương thức giải quyết tranh chấp bằng Hội đồng trọng tài lao động.
3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của hội đồng trọng tài lao động
Căn cứ theo quy định tại Điều 195 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
1. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
a) Hòa giải viên lao động;
b) Hội đồng trọng tài lao động.
2. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.
Lưu ý: Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.
Bộ luật Lao động 2019 quy định các loại tranh chấp khác nhau và từ đó phân định các chủ thể tương ứng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động. Đối với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động vì lợi ích, Điều 195 Bộ luật lao động 2019 giữ nguyên nội dung về chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp được quy định tại khoản 2 Điều 203 Bộ luật Lao động 2012, theo đó hòa giải viên lao động, hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
Điểm khác biệt duy nhất giữa Bộ luật Lao động 2019 với Bộ luật Lao động 2012 là bổ sung khoản 2 của điều này nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?