Thẩm quyền bổ nhiệm Giám đốc Đại học quốc gia thuộc về ai?
Thẩm quyền bổ nhiệm Giám đốc Đại học quốc gia thuộc về ai?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 186/2013/NĐ-CP về Đại học quốc gia quy định:
Giám đốc, Phó Giám đốc Đại học quốc gia
1. Giám đốc Đại học quốc gia là người đại diện cho Đại học quốc gia trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của Đại học quốc gia theo quy định của pháp luật và của Nghị định này; có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Ban hành các quy định nội bộ trong Đại học quốc gia theo thẩm quyền;
b) Quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của Đại học Quốc gia theo thẩm quyền được giao trên cơ sở quyết nghị của Hội đồng Đại học quốc gia; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thành viên và các đơn vị trực thuộc Đại học quốc gia;
c) Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng Đại học quốc gia;
d) Xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện công tác phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý của Đại học quốc gia;
đ) Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học của Đại học quốc gia;
e) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra về các hoạt động của Đại học quốc gia theo quy định;
g) Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tiếp thu ý kiến và chịu sự giám sát của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong Đại học quốc gia;
h) Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của Giám đốc Đại học quốc gia và Ban Giám đốc trước Hội đồng Đại học quốc gia;
i) Là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của Đại học quốc gia; thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm công khai, minh bạch về tài chính theo quy định của pháp luật; chấp hành các quy định về kế toán và kiểm toán;
k) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2. Phó Giám đốc Đại học quốc gia giúp Giám đốc Đại học quốc gia quản lý và điều hành các hoạt động của Đại học quốc gia; trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo phân công của Giám đốc Đại học quốc gia và giải quyết các công việc do Giám đốc Đại học quốc gia giao; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Giám đốc Đại học quốc gia và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; Đại học quốc gia có không quá 04 Phó Giám đốc.
3. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Đại học quốc gia.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền bổ nhiệm Giám đốc Đại học quốc gia.
Thẩm quyền bổ nhiệm Giám đốc Đại học quốc gia thuộc về ai? (Hình từ Internet)
Nhiệm kỳ của Hội đồng Đại học quốc gia theo nhiệm kỳ của Giám đốc Đại học quốc gia có đúng không?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 186/2013/NĐ-CP về Đại học quốc gia quy định:
Hội đồng Đại học quốc gia
1. Hội đồng Đại học quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của Đại học quốc gia;
b) Quyết nghị về phương hướng hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học của Đại học quốc gia;
c) Quyết nghị về cơ cấu tổ chức và phương hướng phát triển của Đại học quốc gia;
d) Quyết nghị về việc thành lập, giải thể, sáp nhập, chia, tách các tổ chức và thông qua đề án thành lập, giải thể, sáp nhập, chia, tách các tổ chức của Đại học quốc gia theo quy định của Luật giáo dục đại học, Luật khoa học và công nghệ;
đ) Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng Đại học quốc gia, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của Đại học quốc gia.
2. Thành viên Hội đồng Đại học quốc gia gồm:
a) Giám đốc, các Phó Giám đốc; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh của Đại học quốc gia; Hiệu trưởng các trường đại học thành viên; Viện trưởng các viện nghiên cứu khoa học thành viên;
b) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước; một số thành viên hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh.
3. Nhiệm kỳ của Hội đồng Đại học quốc gia là 05 năm và theo nhiệm kỳ của Giám đốc Đại học quốc gia. Hội đồng Đại học quốc gia làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.
...
Theo đó, nhiệm kỳ của Hội đồng Đại học quốc gia là 05 năm và theo nhiệm kỳ của Giám đốc Đại học quốc gia.
Đại học quốc gia có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 186/2013/NĐ-CP về Đại học quốc gia quy định:
Vị trí và chức năng
1. Đại học quốc gia là cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm tổ hợp các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.
2. Đại học quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy và tài khoản riêng; là đầu mối được giao các chỉ tiêu về ngân sách và kế hoạch.
3. Đại học quốc gia chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục và đào tạo, của Bộ Khoa học và Công nghệ về khoa học và công nghệ, của các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Đại học quốc gia đặt trụ sở trong lĩnh vực được phân công theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật.
Theo đó, Đại học quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy và tài khoản riêng; là đầu mối được giao các chỉ tiêu về ngân sách và kế hoạch.

Thư ký Hội đồng Đại học quốc gia có nhiệm vụ gì? Hội đồng Đại học quốc gia bao gồm những ai?

Giám đốc Đại học quốc gia quyết định bổ nhiệm những chức vụ, chức danh nào trong Đại học quốc gia?

Giám đốc Đại học quốc gia quy định phương thức sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực nhằm mục đích gì?

Đội ngũ nghiên cứu viên của Đại học quốc gia gồm có ai?

Thư ký Hội đồng Đại học quốc gia có nhiệm vụ gì theo quy định pháp luật?

Đội ngũ giảng viên của Đại học quốc gia bao gồm những ai?

Quyền lợi của giảng viên của Đại học quốc gia là gì?

Tiêu chuẩn Giám đốc Đại học quốc gia được quy định thế nào?

Thư ký Hội đồng Đại học quốc gia phải có tiêu chuẩn gì?

Thủ tục bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Đại học quốc gia được quy định thế nào?

- Bộ chính trị chốt sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã theo 6 tiêu chí nào tại Tờ trình 624? Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?
- Quyết định 759: Chốt tiêu chuẩn cán bộ công chức của chính quyền địa phương cấp xã do ai hướng dẫn?
- Phương án nhân sự tại Kết luận 150 của Bộ Chính trị dành cho đối tượng nào?
- Chỉ thị số 45 CT TW của Bộ Chính trị: Số lượng cấp ủy viên, ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí Thư cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 là bao nhiêu?
- Sáp nhập tỉnh mới nhất: Những tỉnh thành được ưu tiên sáp nhập tỉnh theo Quyết định 759? Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?