Thẩm quyền bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại Bộ Thông tin và Truyền thông là của ai?
Giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 25/2024/TT-BTTTT quy định:
Phạm vi các việc giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông
Giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông là việc giám định về nội dung chuyên môn thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông và Sở Thông tin và Truyền thông theo quy định của pháp luật.
Như vậy, giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông là việc giám định về nội dung chuyên môn thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông và Sở Thông tin và Truyền thông theo quy định của pháp luật.
Theo đó, giám định viên tư pháp là người đủ tiêu chuẩn quy định của pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm để thực hiện giám định tư pháp (khoản 6 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012).
Thẩm quyền bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại Bộ Thông tin và Truyền thông là của ai?
Thẩm quyền bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại Bộ Thông tin và Truyền thông là của ai?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 25/2024/TT-BTTTT quy định:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp
1. Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại Bộ Thông tin và Truyền thông:
a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này, lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp quy định tại Điều 7 Thông tư này, gửi Vụ Tổ chức cán bộ;
b) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng Vụ Pháp chế xem xét hồ sơ, lựa chọn và trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
2. Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương:
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này, tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp quy định tại Điều 7 Thông tư này, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
Chiếu theo quy định trên, việc bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại Bộ Thông tin và Truyền thông được thực hiện theo thủ tục sau:
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn, lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp gửi Vụ Tổ chức cán bộ;
- Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng Vụ Pháp chế xem xét hồ sơ, lựa chọn và trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
Như vậy, sau khi xem xét hồ sơ, lựa chọn người phù hợp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ là người có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
Người được bổ nhiệm làm giám định viên tư pháp lĩnh vực thông tin và truyền thông phải có bằng đại học ngành gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 25/2024/TT-BTTTT quy định:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp, công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc
1. Tiêu chuẩn bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp:
a) Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp;
b) Tiêu chuẩn “Có trình độ đại học trở lên” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp là có bằng tốt nghiệp đại học trở lên do cơ sở giáo dục của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật hoặc do cơ sở giáo dục nước ngoài đào tạo và được công nhận để sử dụng tại Việt Nam phù hợp với chuyên môn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp thuộc các lĩnh vực báo chí, xuất bản, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, luật, kinh tế hoặc lĩnh vực đào tạo khác.
c) Tiêu chuẩn “đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp là có thời gian hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên (trực tiếp làm công tác chuyên môn về chuyên ngành được đào tạo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này) tính từ ngày được tuyển dụng hoặc tiếp nhận làm việc, phù hợp với lĩnh vực giám định tư pháp mà người đó được bổ nhiệm.
...
Chiếu theo quy định trên, người được bổ nhiệm làm giám định viên tư pháp lĩnh vực thông tin và truyền thông phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên do cơ sở giáo dục của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật hoặc do cơ sở giáo dục nước ngoài đào tạo và được công nhận để sử dụng tại Việt Nam phù hợp với chuyên môn đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp thuộc các lĩnh vực sau đây:
- Báo chí, xuất bản;
- Bưu chính, viễn thông;
- Công nghệ thông tin;
- Phát thanh, truyền hình;
- Thông tin điện tử;
- Luật;
- Kinh tế;
- Lĩnh vực đào tạo khác.
*Thông tư 25/2024/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 15/02/2025.







- Chính thức trình Trung ương 05 bảng lương mới để cải cách tiền lương sau khi Bộ Chính trị triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm vào thời điểm nào?
- Tổng hợp lời chúc ngày 27 2, lời chúc ngày Thầy thuốc Việt Nam hay và ý nghĩa nhất? Người hành nghề khám chữa bệnh có nghĩa vụ gì đối với xã hội?
- Mức tiền cụ thể thay thế mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng áp dụng đối tượng hưởng lương phụ cấp cơ quan Đảng, Nhà nước là mức lương cơ bản khi nào?
- Chốt 01 bảng lương mới công chức viên chức: Quy định mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương là bảng lương nào?
- Chính thức Bộ Chính trị kết luận: Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị 2025 với những nội dung nhiệm vụ chính gì?