Thẩm phán bị buộc thôi việc thì đương nhiên cách chức đúng không?
Thẩm phán bị buộc thôi việc thì đương nhiên cách chức đúng không?
Căn cứ theo Điều 108 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Cách chức Thẩm phán
1. Thẩm phán đương nhiên bị cách chức khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị buộc thôi việc.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Thẩm phán có thể bị cách chức khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm trong công tác xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án;
b) Có hành vi quy định tại Điều 104 của Luật này;
c) Vi phạm về phẩm chất đạo đức;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật khác.
Theo đó, Thẩm phán bị buộc thôi việc thì đương nhiên cách chức.
Thẩm phán bị buộc thôi việc thì đương nhiên cách chức đúng không? (Hình từ Internet)
Thủ tục cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như thế nào?
Căn cứ theo Điều 109 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Thủ tục miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán
1. Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét những trường hợp miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Việc miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thực hiện theo thủ tục quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 97 của Luật này.
3. Căn cứ đề nghị của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước quyết định miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân.
4. Thủ tục đề nghị miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
Dẫn chiếu đến Điều 97 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Thủ tục phê chuẩn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét, đề nghị đưa vào chương trình kỳ họp gần nhất của Quốc hội.
3. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra tờ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
4. Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
5. Căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội, Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
6. Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tuyên thệ theo quy định tại Điều 89 của Luật này.
Theo đó, thủ tục cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xem xét, đề nghị đưa vào chương trình kỳ họp gần nhất của Quốc hội.
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra tờ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội, Chủ tịch nước quyết định cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Lưu ý: Thủ tục đề nghị cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
Đối với kiến nghị về cách chức Thẩm phán có căn cứ thì giải quyết thế nào?
Căn cứ theo Điều 110 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Giải quyết kiến nghị, khiếu nại đối với việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, điều động, luân chuyển, biệt phái Thẩm phán
1. Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét kiến nghị liên quan đến việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật Thẩm phán. Đối với kiến nghị về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán có căn cứ thì Hội đồng đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Đối với kiến nghị về khen thưởng, kỷ luật có căn cứ thì Hội đồng đề nghị cơ quan hoặc người có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết các khiếu nại liên quan đến việc điều động, luân chuyển, biệt phái Thẩm phán Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét kiến nghị liên quan đến việc cách chức Thẩm phán.
Đối với kiến nghị về cách chức Thẩm phán có căn cứ thì Hội đồng đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?